Home / Nhà gác lửng / Nguyên tắc thiết kế gác lửng tối ưu hóa nhất

Nguyên tắc thiết kế gác lửng tối ưu hóa nhất

Nhà có tầng lửng hay gác xép, gác lửng đang là một xu hướng trong thiết kế nhà ở Việt Nam. Với những căn nhà nhỏ hẹp, gác lửng chính là giải pháp để gia tăng diên tích sinh hoạt. Với những ngôi nhà lớn, gác lửng cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng.

gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-1-8-

Công dụng của gác lửng

Gác lửng hay còn gọi là tầng lửng, gác xép thường nằm trung gian giữa các tầng (thường là tầng 1 và 2) phù hợp cho gia chủ không đủ điều kiện để xây dựng thêm một tầng.

Với những ngôi nhà cấp 4, không gian gác lửng thường dành làm nơi ngủ nghỉ tách biệt so với không gian bên dưới – nơi dành cho những việc chính yếu hằng ngày như làm việc, tiếp khách, phòng bếp, phòng tắm..

Nếu giới hạn chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.

Nguyên tắc thiết kế gác lửng

1. Diện tích

Ở Việt Nam, theo quy định thì tẩng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà. Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng.

Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m và và chiếm khoảng 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Cầu thang đi lên thường sử dụng thang đứng hoặc có thiết kế nhỏ gọn, ít bậc để không tốn nhiều diện tích

gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-2-7-

Tầng lửng nên chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.

Độ cao tầng lửng là 2.2 – 2.5m còn độ cao tầng trệt có lửng vào khoảng 4.5 – 5m. Với chiều cao như vậy, ngôi nhà sẽ rộng rãi hơn mà không bị gò bó bởi tầng lửng.

2. Công năng

Tầng lửng sẽ có công năng sử dụng khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và đặc điểm kết cấu. Với nhà có diện tích nhỏ, gia chủ thường tận dụng để làm phòng ngủ, phòng nghỉ ngơi hoặc phòng thờ.

3. Vật liệu

Nên sử dụng các chất liệu gỗ kim loại nhẹ, thép nhẹ hoặc bê tong. Ngoài ra, sử dụng vật liệu trong suốt như thuỷ tinh mờ, lưới kim loại…có thể tạo ra một không gian cởi mở, thoáng đãng

Gợi ý một số thiết kế gác lửng đẹp

gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-3-6-

Gác xép là nơi bố trí giường ngủ nhỏ

gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-4-5-

Không gian phòng khách, phòng bếp, phòng ăn bên dưới
gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-5-3-

Căn nhà nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi khi không gian nghỉ ngơi, đọc sách được đưa toàn bộ lên gác xép

gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-6-6-

Cầu thang gỗ thường là cách để chủ nhân đi lên gác xép
gac-lung-nen-cao-bao-nhieu-7-4-

Thậm chí bạn có thể đưa gác xép vào trong phòng ngủ chính để tạo nên một không gian nhỏ xinh riêng tư khác

Nếu không gian gia đình nhỏ hẹp, gia chủ muốn mở rộng dịện tích sinh hoạt, tận dụng chiều cao của ngôi nhà có thể ứng dụng một số nguyên tắc trên. Công ty TNHH Xây dựng kiến trúc Sao Việt chuyên phục vụ nhu cầu dịch vụ sửa nhà giá rẻ, sửa nhà cấp 4, sửa nhà trọn gói, sửa nhà tphcm, dịch vụ sơn nhà, sửa nhà nâng tầng xây nhà trọn gói uy tín mong muốn nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ quý khách hàng trên cả nước. Đội ngũ kiến trúc sư tài năng và kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn thiết kế không gian tầng lửng cho ngôi nhà của bạn.

XAYDUNGSAOVIET.NET

Check Also

mau-cau-thang-nha-gac-lung-mau-thiet-ke-cau-thang-cho-nha-co-gac-lung

Tuyển tập những mẫu cầu thang dành cho nhà có gác lửng

Việc thiết kế, lắp đặt cầu thang lên gác lửng rất tốn nhiều diện tích …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *