Dự toán, đơn giản chỉ là các bảng tính chi phí cần thiết để xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình.
VD: Một chủ đầu tư muốn tính dự toán một sân bê tông. Họ sẽ đưa cho bạn bản vẽ (hoặc các mô tả cần thiết). Trong ví dụ này, sân dài 500m, rộng 300m, gồm các lớp: Đệm cát đầm chặt dày 600, BT lót đá 4×6 M100 dày 100, BT nền đá 1×2 M200 cắt joint 6x6m. Bảng dự toán như sau:
STT | TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN | ĐƠN VỊ | KHỐI LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN |
1 | Đắp cát đầm chặt 300x500x0,6 | M3 | 9.000,0 | 150.000 | 1.350.000.000 |
2 | BT lót đá 4×6 M100 300x500x0,1 | M3 | 1.500,0 | 600.000 | 900.000.000 |
3 | BT nền đá 1×2 M200 300x500x0.2 | M3 | 3.000,0 | 1.200.000 | 3.600.000.000 |
4 | Cắt joint 6m x 6m 300×83+500×49 | md | 49.400,0 | 12.000 | 592.800.000 |
Tổng cộng | 6.442.800.000 |
Bạn thấy rằng về hình thức, dự toán cũng tương tự một bảng tính tiền quán ăn, bạn sẽ tính khối lượng cho từng công việc một, áp giá tương ứng và cộng tổng lại là xong. Trường hợp các bạn làm dự toán những công trình lớn hơn, phức tạp hơn (tòa nhà chung cư, cây cầu, nhà máy …) cũng tương tự, tất nhiên là số lượng công việc và cách tính toán sẽ nhiều và rắc rối hơn.
Anh em làm dự toán đều đã biết lập 1 dự toán công trình trình nhà nước rất ư phức tạp… mình không trình bày lại nữa. Về lập dự toán nhà nước có thể đọc thêm bài này: Hỏi về các p/p lập dự toán nhà nước.
Tại sao phải rắc rối như vậy, tại sao không làm theo kiểu lum-sum cho nhanh ?
Đúng là làm dự toán và quản lý theo kiểu nước ngoài (lump-sum) như ở trong ví dụ ở Phần I. rất nhanh, chỉ khối lượng x đơn giá là xong. Thực tế thì các công trình tư nhân và nước ngoài hiện nay cũng thường tính theo cách này cho đơn giản và dễ quản lý.
Nhưng với các công trình của nhà nước (vốn ngân sách) hoặc “có yếu tố nhà nước”, thì chủ đầu tư (và có thể sau này được thụ hưởng) chỉ là người quản lý vốn của nhà nước, vì vậy nhà nước phải ra rất nhiều quy định để kiểm soát tránh thất thoát (nhưng thực tế vẫn thất thoát như thường !!!).
Thực ra năm 2007 nghị định 99 và thông tư 05 đã có quy định về việc nhà nước không quản lý định mức và đơn giá nữa (định mức đơn giá giờ chỉ là công bố chứ không phải ban hành như trước nữa), CĐT là người quyết định và chịu trách nhiệm, kỹ sư định giá sẽ là người tư vấn giúp CĐT về định mức và đơn giá … Nhưng trong thực tế thì cách quản lý “nguyễn y vân”, đơn giản là vì những người thực hiện thà cứ làm đúng theo định mức đơn giá như cũ, nếu có gì sai sót thì đó là do định mức đơn giá sai, chứ nếu tự mình quyết định nếu xảy ra cái gì thì mình lại phải chịu trách nhiệm.
VD: Một vài thay đổi về hình thức định mức, đơn giá sau năm 2007:
2005: Ban hành định mức 24 (phần xây dựng), định mức 33 (phần lắp đặt)
2007: Bãi bỏ định mức 24, định mức 33. Công bố định mức 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt) nhưng nội dung y chang ĐM 24 và ĐM 33 (tức là chỉ thay hình thức ban hành bằng công bố mà thôi)
Ở thành phố HCM, năm 2008 công bố đơn giá 1297, 1298, 1299 thay thế cho bộ đơn giá xây dựng (103), lắp đặt (104) và khảo sát đã ban hành năm 2006 nhưng do nội dung không có gì thay đổi nên vẫn sử dụng lại các cuốn đơn giá.
Ở các tỉnh khác tương tự. Một số tỉnh “siêng” tính lại và công bố đơn giá mới, các tỉnh khác làm giống Tp. HCM, bình mới rượu cũ cho nhanh.
Tóm lại, về đơn giá định mức và cách quản lý của nhà nước, các bạn chỉ cần nhớ 2 điểm:
1. Cách quản lý của chúng ta hiện nay vẫn theo nguyên tắc của thời bao cấp (kinh tế kế hoạch, nhà nước kiểm soát mọi chi phí của công trình thông qua các bộ định mức, đơn giá và các văn bản khác)
2. Về nguyên tắc sau NĐ 99 và TT 05 năm 2007 thì nhà nước đã không quản lý nữa. Nhưng mọi người vẫn làm theo đúng kiểu cũ cho an toàn, dễ giải trình.
I.2. Dự toán nhà dân hay dự toán công trình nước ngoài (gọi ngắn gọn là dự toán thực tế):
II. Chi phí nhân công (bao gồm chi phí ván khuôn, giàn giáo, máy móc thiết bị)….. (đ)
III. Chi phí chuẩn bị: ……………… (đ) (tính thực tế, hoặc tính gọn bao nhiêu tiền)
IV. Chi phí quản lý: ……………….. (đ) (tính thực tế, hoặc tính gọn bao nhiêu tiền)
Cộng: (I+II+III+IV) = …….………..(đ)
I. Chi phí xây dựng: [Khối lượng] x [Đơn giá] = Thành tiền (đ)
II. Chi phí gián tiếp: … (đ) (tính thực tế, hoặc tính gọn bao nhiêu tiền)
Chi phí gián tiếp [= quản lý + chi phí khác (nếu có)], các chi phí này có thể tính thực tế, hoặc tính gọn bao nhiêu tiền, hoặc tính theo tỉ lệ % chi phí trực tiếp (chi phí khác với công trình nhà nước bắt buộc tính theo tỉ lệ chi phí trực tiếp):
Cộng: (I+II) = …….………..(đ)
Dự toán thực tế (với CĐT là tư nhân hoặc nước ngoài) chỉ cần xong khối lượng là xong, còn đơn giá là đơn giá thực tế thị trường. CĐT cũng chỉ cần đơn giá tương đối để kiểm soát, còn giá chính xác được xác định thông qua đấu thầu. Nhưng đối với công trình nhà nước thì tất cả phải tuân thủ quy định nhà nước. Phê duyệt phải qua rất nhiều cấp (tư vấn thẩm tra, CĐT, các cơ quan quản lý khác …) và chỉ cần sai chút xíu là phải chỉnh sửa rất mệt mỏi.
II. MỐT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU CẦN LUU Ý GIỮA DỰ TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ DỰ TOÁN NHÀ DÂN
II.1. Khác nhau khi tính khối lượng
Thường càng bóc tách thành nhiều công tác thì dự toán càng chính xác. Nhưng ta cũng có thể cân nhắc để gộp những công việc liên quan cho thuận tiện tính toán và kiểm soát hơn.
Lấy ví dụ dự toán sân bê tông ở phần I. Ta có thể gộp công tác bê tông nền và cắt joint lại. Đương nhiên, lúc này đơn giá sẽ không còn là 1.200.000đ/m3 nữa mà sẽ phải cộng thêm chi phí cắt joint. Thậm chí có thể gộp cả 4 công việc lại và tính trên cơ sở m2 sân hoàn thiện (trường hợp này là 6.442.800.000/15.000=429.520đ/m2)
– Với các công trình nước ngoài hoặc tư nhân, họ rất hay gộp các công việc lại cho gọn. Chẳng hạn công tác cọc khoan nhồi D1000: Nếu bóc tách sẽ có rất nhiều công việc như khoan cọc, hốt bùn, chở đi, bentonite, cốt thép, bê tông, vận chuyển máy … nhưng người ta có thể gộp chung và dự toán theo md cọc (tất nhiên phải dựa trên cơ sở số liệu từ thực tế để tính ra đơn giá tổng hợp là bao nhiêu tiền/md cọc).
– Nhưng với các công trình có yếu tố nhà nước thì bắt buộc phải bóc tách chi tiết để áp đúng đơn giá theo quy định của nhà nước.
– Nhà dân là trường hợp đặt biệt vì dự toán bóc tách chi tiết là quá phức tạp với cả chủ nhà và nhà thầu nên thường tính theo m2 xây dựng, dù rằng cách đó không được chính xác và dễ nảy sinh những tranh cãi khi thực hiện.
Tóm lại, đối với công trình nhà nước thì bạn phải tuân thủ cách chia tách theo bộ ĐG ĐM, nhưng với công trình tư nhân và nước ngoài thường người ta không chia tách quá chi tiết như vậy mà gộp những công tác đơn giá không khác biệt nhiều lắm cho dự toán đỡ dài dòng. VD: ĐG nhà nước tách BT cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô nhưng với dự toán thực tế, họ có thể gộp chung tất cả khối lượng BT toàn công trình tính 1 đơn giá cho giản tiện và dễ kiểm soát (tất nhiên, đơn giá sẽ là đơn giá trung bình).
Đơn giá nhà nước có nhiều công việc có đơn vị rất “buồn cười”: Ván khuôn đơn vị là 100m2 (tại sao không là m2 hay 1000m2), đào đắp đất bằng máy đơn vị là 100m3, lợp mái tôn đơn vị cũng là 100m2, đóng cừ tràm, lắp đường ống nước đơn vị là 100md…
Với những công trinh nhà dân hay nước ngoài thì ván khuôn đơn vị thường là m2, đào đắp đất đơn vị là m3, lợp mái tôn đơn vị m2, lắp đường ống nước đơn vị là md…
Khi tính khối lượng bạn phải nhớ tính cho phù hợp với đơn vị. Chẳng hạn, ván khuôn thường tính ra m2, sau đó phải chia cho 100 để được đơn vị là (100m2)… Những người mới làm dự toán hay bị sai ở chỗ này, làm giá trị dự toán tăng vọt và thường loay hoay không biết tại sao để điều chỉnh cho đúng.
II.3. Về cách áp giá
Sau khi tính khối lượng sẽ đến công đoạn áp giá. Sau đây là 1 số khác biệt cần lưu ý giữa áp giá theo kiểu dự toán nhà nước và dự toán nhà dân:
Dự toán công trình có yếu tố nhà nước: Áp giá theo đơn giá nhà nước.
Dự toán tư nhân hoặc nước ngoài: Áp giá thực tế. Tuyệt đối không được áp giá theo kiểu nhà nước, có thể bạn sẽ rớt từ vòng gửi xe vì dự toán nhà nước vô cùng lằng nhằng và rắc rối, họ sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu đâu.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc gộp những công việc liên quan lại cho dự toán ngắn gọn và dễ theo dõi hơn. Ví dụ công tác bê tông, dự toán tư nhân hoặc nước ngoài thường bao gồm cả ván khuôn vì vậy khi báo giá thì ta phải báo theo đơn giá đã bao gồm cả công gia công và lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn.
Kinh nghiệm khi báo giá các công trình tư nhân hoặc nước ngoài, càng ngắn gọn và dễ hiểu càng dễ trúng thầu. Ngược lại, công trình nhà nước thì phải in thật hoành tráng, nhiều bảng biểu, cataloge … thì mới là ngon (nhưng thực ra bên trong chẳng có gì)
II.4. Về phân loại vật tư/thiết bị xây dựng.
Với công trình tư nhân thì tên gọi vật tư hay thiết bị cũng chẳng ảnh hưởng gì đến giá thành xây dựng.
Nhưng với công trình nhà nước thì hơi khác. Do thiết kế phí và các chi phí tư vấn được tính theo tỷ lệ % so với chi phí xây lắp (thiết bị thì không được tính), nên các công ty tư vấn thường có xu hướng đưa các loại lẽ ra là thiết bị vào thành vật liệu để thiết kế phí và CPTV cao lên.
Để hạn chế tình trạng này, Bộ Xây dựng đã phải ra văn bản … để phân loại cái nào là thiết bị, cái nào là vật liệu.
II.5. Về cước vận chuyển:
Công trình nhà nước thường phải tính cước vận chuyển vật liệu tới chân công trình theo các qui định của nhà nước, công trình tư nhân hay nước ngoài thì chỉ cần lấy theo giá trị trường, báo giá của nhà cung cấp.
II.6. Về cách tính cách khỏan mục chi phí gián tiếp khác (chi phí chung, thu nhập chịu thuế, lán trại)
Các công trình nhà nước thường áp dụng một tỷ lệ cứng nhắc cho các chi phí gián tiếp, ví dụ lán trại là 1%, chi phí chung (quản lý) là 6,5% và thu nhập chịu thuế tính trước (lợi nhuận) là 5,5% [với công trình dân dụng, loại công trình khác thì tỷ lệ sẽ khác]
Việc này sẽ dẫn đến tình trạng là công việc có giá trị vật tư cao thì các chi phí gián tiếp này cao ngất. Chẳng hạn cùng là lắp bồn cầu, nhưng lắp loại 2tr thì CP gián tiếp chỉ vài trăm ngàn, nhưng lắp loại 20tr thì C/p gián tiếp là vài triệu mà tính chất công việc không khác nhau nhiều.
Các công ty tư nhân thường tách chi phí chuẩn bị ra thành bảng riêng. Việc này sẽ giúp bảng tính toán sát với thực tế nhất. Đồng thời, CĐT cũng dễ dàng kiểm soát được công việc của nhà thầu…. Mỗi dạng công trình, mỗi chủ đầu tư sẽ có những bảng tính CPCB khác nhau.
Còn rất nhiều những khác biệt râu ria khác, trên đây chỉ là tổng hợp một số khác biệt chính về cách lập dự toán nhà nước so với nhà dân và công trình nước ngoài để anh em tham khảo./.
* * *
– Rất dễ sử dụng, 20 phút để hiểu và biến công việc điều tiến độ nhàm chán thành đơn giản.
– Có danh sách công việc để tra đầu công việc.
– Tự động vẽ biểu đồ nhân lực.
– Miễn phí 100%.
Một số trao đổi:
Chào các anh em quan tâm đến file lập tiến độ của mình ([email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected] và rất nhiều anh em khác…)
Đã từ khá lâu mình bận việc, có khi đi công trình xa, có khi tham gia đánh đàn vài cái liveshow ca nhạc cho đỡ buồn, với lại nay chuyển qua dùng Gmail ([email protected] anh em có thể trao đổi qua email này của mình cũng được), nên cũng đã lâu không đăng nhập trả lời email của anh em, mong anh em thông cảm.
Đến khi mình viết mail này có khi các thắc mắc, yêu cầu của anh em cũng có thể đã được giải quyết bằng cách này, cách khác, thậm chí không còn nữa, thôi mình cứ trả lời chung đến anh em nào chưa rõ:
– Một số anh em hỏi mua file tiến độ: Mình không bán, chỉ chia sẻ anh em nào thấy hợp thì dùng. Mình chỉ bán dự toán excel.
– Một số anh em hỏi cách sử dụng: Thực ra nó rất dễ, và cũng đã có hướng dẫn trong file, đọc h/d trong file và phải hiểu cách điều thì mới điều nhanh và “đẹp” được.
– Anh em nào vẫn chưa thỏa mãn, vẫn không làm được thì nhắn tin trước cho mình (Số ĐT Viettel: 0973 428 280, Vina: 0919 410 280), hẹn giờ rồi bật phần mềm TeamViewer trao đổi trực tuyến cho tiện cũng được. Hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
– Giải pháp cuối: Mình làm video h/d chia sẻ rộng rãi với anh em (hôm nào rãnh mình làm sau).
Hỏi: Anh cho em hỏi em muốn chỉnh số ngày thi công thì sao ạ? ví dụ em muốn công tác 1 làm trong vòng 5 ngày thì làm sao, do em thấy trong ví dụ của anh để 4 ngày, 8 ngày, 12 ngày…
Trả lời: Nếu điều chi tiết từng ngày, hoặc số ngày thay đổi… như bạn hỏi thì phải chịu khó tùy biến thôi. Theo mình trong trường hợp của bạn thì bạn gõ text vào dòng 5 (ví dụ: 5, 8, 10… (cột đầu = 5 ngày, cột 2 = 3 ngày (3 + 5 = 8), cột tiếp theo = 2 ngày (8 + 2 = 10)), sau đó phải sửa lại công thức trong cột G, sheet TienDo nữa là được.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
1- Một công trình lớn có rất nhiều tên công tác >100 công tác và thời gian thi công dài >75 cột định sẳn) thì phải làm sao ạ? có phải em đăng ký mua bản quyền không ạ?
2- Xin chào bạn Tuấn Anh! Mình được biết qua file EXCEL lập tiến độ của bạn. Mình dùng thấy rất hay và hữu ích, thanks bạn nhiều vì đã chia sẻ tài liệu hay như vậy. Nhưng mình thấy ở phần dòng hạng mục công việc, hiện tại bạn đang để 100 dòng công việc và sốngày là 500 ngày. Bạn có thể nghiên cứu thêm để hai phần đó là không giới hạnđược không?
Thanks bạn nhé! Nếu có thể bạn gửi lại phản hồi cho mình nhé! Chúc bạn sức khỏe và ngày càng có nhiều tài liệu bổ ích hơn nữa!
Trả lời: Theo mặc định số ngày chỉ <= 500. Trường hợp nếu các bạn cần điều với số ngày lớn hơn 500 (vd: 540 hay 600…) thì làm như sau:
2- Copy 1 tháng nào đó (1 tháng chứ ko phải 1 cột, làm như vậy cho nhanh), chọn các cột và bấm Ctrl+C.
3- Kích chuột phải trên vùng chọn, chọn: Insert Copied Cells để chèn cột và công thức.
Lập lại bước 2-3 đến khi nào bạn thấy đủ số cột thì thôi.
Nếu bạn cần điều với số ngày lớn hơn (540 hay bao nhiêu…) thì làm như sau:
2- Copy 1 tháng nào đó (1 tháng chứ ko phải 1 cột (như vậy cho nhanh)), chọn và bấm Ctrl+C.
3- Kích chuột phải trên vùng chọn, chọn: Insert Copied Cells để chèn cột và công thức.
Lập lại bước 2-3 đến khi nào bạn thấy đủ số cột thì thôi.
– Trên bảng TienDo có tất cả 100 dòng công việc, tuy vậy có 80 dòng đang ở chế độ ẩn, có nhiều cách để hiển thị các dòng này, đây là 1 cách: 1. Bấm “Ctrl+a” (chọn cả bảng); 2. Chuột phải vào thanh tiêu đề dòng ở bên trái màn hình, chọn “Unhide”.
– Để ẩn các dòng không cần thiết: 1. Quét chọn các dòng muốn ẩn; 2. Chuột phải trên vùng chọn, chọn “Hide”.
– Để chèn thêm 1 dòng công việc mới (trên bảng TienDo): 1. Chọn 1 dòng ngay tại vị trí muốn chèn (1 dòng ở đây được hiểu là 1 dòng chẵn + 1 dòng lẻ liền kề bên dưới (= 2 dòng kề nhau)); 2. Lần lượt bấm “Ctrl+C” rồi “Ctrl+dấu cộng” –> Sẽ có 1 dòng mới; 3. Sửa nội dung cho phù hợp.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Làm sao tính được số ngày cần để hoàn thành 1 công việc?
Trả lời: Giá trị ô I8 và J8 chính là số nhân công (người) trên công trường, nó được tính theo công thức : = [tổng số ngày công theo định mức ở cột F] chia cho [số ngày cần làm]
Ví dụ: Công tác “Đào đất hố móng”, có số nhân công theo định mức ở cột F = 40, và ta muốn rằng công việc đó sẽ phải hoàn thành trong 8 ngày (n = 4*2 = 8), vậy:
I8 = J8 = 40/8 = 5 (người). (*)
Số nhân công theo định mức thì “tự nhày” rồi.
Câu hỏi còn lại là: Làm thế nào để biết được 1 công việc sẽ phải hoàn thành trong bao lâu (n=?):
Gọi n = số ngày cần để làm xong 1 công việc, d = số ngày 1 cột đơn vị (cột I, J…)
thì : n = d*k (k= 1, 2, 3…), ở ví dụ trên: n = 4*2 = 8, ngoài ra phải kết hợp với các yếu tố sau:
+ tính chất, đặc thù của công việc đó;
+ mối liên quan tới các công việc khác;
+ tiến độ của từng hạng mục và toàn công trình;
+ kinh nghiệm thực tế;
+ …
Cách đơn giản nhất là bạn dựa vào cái đường kẻ chéo màu xanh (con đường màu xanh, có tọa độ điểm đầu tại ngày khởi công, điểm cuối tại ngày hoàn thành, bạn click chuột vào nó rồi điều chỉnh, sau khi điều xong bạn xóa nó đi), bạn bám vào cái đường kẻ ấy để có được sự ước lượng nhanh và gần đúng 1 công việc sẽ phải hoàn thành trong bao lâu, “con đường màu xanh” đó còn giúp bạn điều nhanh và không bị “lố”, điều quan trọng không thể thiếu là bạn luôn phải chú ý đến tính chất, đặc thù của công việc đó, ví dụ các công tác đổ bê tông toàn khối thì thời gian thi công càng ngắn càng tốt (thường là 1 ngày)…
Trường hợp phép của biểu thức (*) không cho ra 1 số nguyên mà là 1 số lẻ:
Ví dụ: Số nhân công theo định mức ở cột F = 50, và công việc đó sẽ phải hoàn thành trong 8 ngày (n = 8 = 2 cột đơn vị), I8 = J8 = 50/8 = 6,25
Thì bạn nhập vào ô I8 = 5 và J8 = 4, K8 = 4 (tổng số công lúc này = 52)
Thì bạn nhập vào I8 = 7 và J8 = 6 (tổng số công lúc này cũng = 52)
Dù cách nào thì số công thực tế gần bằng với công định mức là được.
DUTOAN-TUANANH.BLOGSPOT.COM