Home / Nhà cấp 4 / Cách làm móng nhà 2 tầng mà chủ đầu tư nhất định phải biết

Cách làm móng nhà 2 tầng mà chủ đầu tư nhất định phải biết

chi-phi-xay-nha-cap-4-80m2-cach-lam-mong-nha-2-tang

Xin chào quý vị và các bạn. Hôm nay Architec Việt xin gửi đến các quý vị cách làm móng nhà 2 tầng. Người xưa có câu ” Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” có nghĩa là việc làm nhà là công việc quan trọng thứ 3 của một đời người. Vì vậy xây dựng nhà ở là một việc cực kì quan trọng. Nhưng để có một công trình nhà đẹp như ý muốn và bền vững theo thời gian thì mỗi gia chủ phải đưa ra những quy định thật sáng suốt như làm móng thế nào, mái nhà cần chọn kiểu dáng ra sao, nguyên vật liệu chọn loại nào…

Một trong những mẫu nhà phổ biến đó là nhà 2 tầng. Nhưng cách làm móng nhà 2 tầng ra sao thì nhiều người vẫn băn khoăn lo lắng. Để giảm bớt nỗi lo của khách hàng cũng như góp phần chia sẻ một chút công việc cho chủ nhà chúng tôi sẽ tư vấn cách làm móng nhà 2 tầng một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Cách làm móng nhà 2 tầng thông qua việc chọn loại móng nhà 2 tầng

chi-phi-xay-nha-cap-4-80m2-cach-lam-mong-nha-2-tang-1

cách làm móng nhà 2 tầng đẹp

Từng kết cấu và khả năng chịu tải trọng mong muốn của mỗi chủ đầu tư mà chúng ta sẽ lựa chọn những loại móng nhà phù hợp. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn cách làm móng nhà 2 tầng và lựa chọn móng nhà phù hợp nhất thì chúng tôi sẽ giới thiệu các loại móng nhà dưới đây.

Dựa theo tính phổ biến cũng như nhu cầu thực tế mà chúng tôi sẽ giới thiệu 4 loại móng nhà 2 tầng điển hình đó là: Móng băng, móng cọc, móng bè, móng đơn.

Móng băng – loại móng nhà 2 tầng điển hình

Móng băng là một trong những loại móng nhà 2 tầng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng. Ở nhà 2 tầng thì móng băng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột.

Móng băng được sử dụng ở những vùng có điều kiện địa chất kém. Móng băng có đặc tính lún đều và có ưu điểm là rất dễ thi công, gồm 3 loại là móng cứng, móng mềm, móng kết hợp.

Đối với nhà 2 tầng điển hình thì nên chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Móng cọc trong nhà 2 tầng

Móng cọc là loại móng được đặt trên đầu các cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành một khối móng vững chắc. Móng cọc thường được sử dụng với các nhà ở có địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất vượt,…

Số lượng cọc được chọn ở đây sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng.

Móng bè trong nhà 2 tầng

Móng bè cũng là một loại móng thường được sử dụng trong thiết kế nhà 2 tầng. Đây là loại móng trải rộng dưới công trình để giảm áp lực của công trình lên trên nền đất. thường được dùng chủ yếu ở các nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu do cấu tạo của công trình. Tuy nhiên nếu nền đất khỏe thì cũng không nhất thiết phải sử dụng móng bè vì nhà 2 tầng thường có tải trọng không quá lớn.

Móng đơn trong thiết kế nhà 2 tầng

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực trong thi công nhà ở. Móng đơn phù hợp sử dụng ở những nền đất tốt, cứng, đất trên nền đá. Việc sử dụng móng đơn vừa đảm bảo độ an toàn cho nền nhà lại tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế khi thi công nhà 2 tầng lại rất ít khi sử dụng móng đơn.

Tìm hiểu cách làm móng nhà 2 tầng qua việc chọn loại móng

chi-phi-xay-nha-cap-4-80m2-thiet-ke-mong

Móng nhà 2 tầng

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi tìm hiểu cách làm móng nhà 2 tầng thì điều kiện nền và tải trọng là yếu tố quan trọng nhất.

  • Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt: Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
  • Nếu nền móng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
  • Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi làm móng cọc tre, cọc tràm.
  • Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Chỉ nên xây nhà 2 tầng và dùng móng bè.

Nhà 2 tầng với thiết kế móng băng

Khi thiết kế móng nhà 2 tầng ta phải chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất. Ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng sẽ được tính là 1/10*5m = 0.5m, Chiều rộng móng băng là 0.33m. Như vậy dầm móng băng sẽ có kích thước là 33×50, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1-1.2m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18-6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

Thiết kế móng cọc nhà 2 tầng

  • Chọn số lượng cọc: Số lượng cọc trên một đài sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng. Tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên số lượng cọc được tính toán như sau: Tải trọng lượng, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng. Ví dụ tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) suy ra số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc. Ta chọn 8 cọc.
  • Chọn máy ép cọc: Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng là tải trọng ép lên đầu cọc. Do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T.

Các bước làm móng nhà 2 tầng:

chi-phi-xay-nha-cap-4-80m2-nha-2-tang-dep

hướng dẫn các bước làm móng nhà 2 tầng đẹp

Khi làm móng nhà 2 tầng ta đi theo lần lượt các bước sau:

  1. Đóng cọc.
  2. Đào hố móng.
  3. Làm phẳng mặt hố móng.
  4. Kiểm tra cao độ lót móng.
  5. Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  6. Ghép cốp pha móng.
  7. Đổ bê tông móng.
  8. Tháo cốp pha móng.
  9. Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

6 điều cần tìm hiểu khi làm móng nhà 2 tầng

  1. Khảo sát địa chất : Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để thi công và xây dựng móng nhà. Loại đất thích hợp để xây nhà là đất chặt, kiên cố, khô ráo.
  2. Lựa chọn thiết kế phù hợp: Trước hết cần tìm hiểu các loại móng thông dụng với từng loại nhà ở để xem xét và đối chiếu với phần đất nhà mình xem có phù hợp hay không.
  3. Thi công phải đảm bảo: Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn,… Vì thế phải đảm bảo chất lượng công trình cần nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, thiết kế khoa học.
  4. Lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu tốt: Việc lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu để đổ móng cũng không kém phần quan trọng. Các loại chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo là loại tốt.
  5. Nhà thầu phải có kinh nghiệm: Lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín.
  6. Phải chú ý giám sát trong quá trình thi công. Để tránh rơi vào tình trạng ” chuyện đã rồi”, không hợp với ý của mình.
Architec Việt – Đơn vị thiết kế, tư vấn uy tín

chi-phi-xay-nha-cap-4-80m2-thiet-ke-nha-2-tang-dep

Architec Việt đơn vị thiết kế và thi công uy tín

Với những thông tin mà Architec Việt đưa ra ở trên chắc hẳn các bạn đã tìm hiểu được cách làm móng nhà 2 tầng để có thể thiết kế ra những ngôi nhà 2 tầng đẹp như nhà phố 2 tầng tân cổ điển hay mẫu nhà phố 2 tầng 70m2 mà chúng tôi mới thiết kế. Nếu có ý kiến thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Chúc các bạn có được một ngôi nhà ưng ý nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý – Kinh nghiệm đổ bê tông sàn

MẪU BIỆT THỰ ĐẸP

Check Also

chi-phi-xay-nha-cap-4-100m2-0b4d73859669-825x510

Ngân Sách Xây Nhà Cấp 4 Bao Nhiêu Tiền ?

Bạn có kinh phí ít. Đừng lo, nhà cấp 4 là sự lựa chọn hoàn …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *