Hà Nội ngày nay, bên cạnh những công trình cổ đầy màu sắc phương Đông, vẻ đẹp của kiến trúc Pháp là một phần không thể thiếu của Hà Nội.
Hiểu về các công trình kiến trúc này sẽ giúp người xem có cái nhìn toàn diện hơn về di sản kiến trúc của Hà Nội thời kỳ thuộc địa cũng như được tiếp cận với những công trình có giá trị đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của thành phố.
Phân viện Pasteur Hà Nội ((Institut Pasteur de Hanoi) ), nay là Viện Vệ sinh – Dịch tễ Việt Nam, công trình được xây dựng năm 1930, được thiếu kế bởi KTS Gaston Roger. Theo KTS Trần Quốc Bảo, Viện Pasteur là một công trình lớn thời Pháp thuộc, được thiết kế đáp ứng đầy đủ công năng nghiên cứu khoa học hiện đại kiểu phương Tây nhưng được bọc trong lớp vỏ kiến trúc phương Đông, rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan đặc trưng địa phương, ngày nay đã trở thành một di sản, một công trình kiến trúc nhiệt đới hóa điển hình ở Hà Nội.
Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng năm 1907 với kiến trúc địa phương vùng Paris và phía Bắc của Pháp. Trường THPT Trần Phú vốn là trường Petit Lyceé do kiến trúc sư C.G. Lichtenfelder thiết kế, được xây dựng năm 1907. Ban đầu đây là trường tiểu học dành cho nữ, sau thành trường trung học. Trường THPT Trần Phú có rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng theo học như: cố Tổng bí thư Trường Chinh, hoàng thân Lào Souphanouvong, giáo sư Hồ Đắc Di, nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng…
Thư viên quốc gia ngày nay vốn là công trình của Sở thương mại và nông nghiệp thời Pháp thuộc, công trình được thiết kế bởi KTS Henri Vildieu thiế kế. Đây là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất tại Hà Nội thời Pháp thuộc khi được xây dựng từ năm 1895
Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách.
Bên cạnh các công trình kiến trúc tiêu biểu, khu phố Pháp tại Hà Nội chủ yếu hình thành và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 1945.
Đây là những khu vực chủ yếu dành cho tầng lớp công chức người Việt và người Pháp ở Hà Nội. Cấu trúc cơ bản của một khu phố chủ yếu dành để ở với những khu biệt thự riêng biệt, những công trình phục vụ bộ máy chính quyền như tòa án, công sở, cửa hàng thương mại…
Phủ Chủ tịch là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Pháp tại Hà Nội. Tòa nhà là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí khác nhau.Theo thiết kế ban đầu dành cho phủ Toàn quyền Đông Dương, mặt bằng của tòa nhà được thiết kế đối xứng, có một khối lớn ở giữa và hai khối ở hai bên. Tòa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một tầng sát mái. Tầng đế là một tầng nửa hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá thường thấy trong kiến trúc cổ điển Pháp, đặt các phòng phục vụ; tầng hai vốn là phòng khách, phòng làm việc và phòng đại tiệc. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của toàn quyền.
Tòa án nhân dân tối cao vốn là tòa án cũ trong thời kỳ Pháp thuộc. Đây là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Pháp tại Hà Nội. Tòa nhà dd]ơcj xây dựng năm 1906 do Kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế.
Nếu Bảo tồn được kiến trúc từ thời Pháp thuộc một mặt là giữ gìn di sản đô thị nhưng thông qua đó, du lịch và thương mại sẽ tăng lên, nếu du khách coi đó là một điểm đến của Hà Nội.
BAOMOI.COM