“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” – 3 việc trọng đại trong cuộc đời của một người đàn ông. Vì là việc hệ trọng nên làm mỗi việc đều cần phải rất cẩn thận, tính toán kĩ càng, tránh “sai một li, đi một dặm”.
“Tậu trâu”, ý là phải xây dựng sự nghiệp ổn định.
“Lấy vợ”, cần chọn người phụ nữ hiền lành, nết na, ngoan ngoãn.
“Làm nhà, cần chọn vật liệu tốt, thợ tốt để ngôi nhà luôn bền bỉ trong mọi phong ba, bão táp.
Tuy nhiên, để xây được một ngôi nhà tốt thì không phải ai cũng làm được, mặc dù điều kiện kinh tế có khá giả đi chăng nữa.
Muốn xây được nhà tốt, bạn cần phải lưu tâm đến một số vấn đề tối quan trọng sau:
-
Chọn diện tích xây nhà
Để chọn được diện tích xây nhà phù hợp, bạn cần xác định rõ xem:
- Bạn định xây nhà cho bao nhiêu người ở: Nếu bạn chỉ định xây nhà cho m ột gia đình nhỏ gồm hai bố mẹ và hai con thì chỉ cần diện tích khoảng 60 – 70 m2, với 2 mặt sàn là thoải mái sử dụng. Nhưng nếu có thể cả ông bà nữa thì cần diện tích lớn hơn để đảm bảo mọi người đều có không gian riêng và thoải mái sử dụng.
- Bạn muốn có vườn hoặc sân hay không: Nếu muốn có vườn hoặc sân, bạn phải chừa ra một khoảng trong diện tích đất để làm. Diện tích thì tùy nhu cầu của bạn, nhưng ít nhất cũng nên để khoảng 20 – 30m2 thì mới có thể trồng cây hoặc để vừa vài chiếc xe máy.
-
Chọn kiểu thiết kế
Nếu có một mảnh đất rộng, bạn có thể xây nhà cấp 4 với nhiều phòng trong một mặt sàn, còn nếu diện tích đất của bạn hạn chế thì tốt nhất là nên xây nhà ống. Còn xây bao nhiêu tầng thì còn tùy thuộc vào số lượng người ở và mục đích sử dụng của bạn (ví dụ bạn muốn có phòng khách to, phòng bếp to, nhà vệ sinh to thì diện tích phòng ngủ sẽ bị hạn chế hoặc phải xây thêm tầng để có đủ phòng ngủ…).
Hiện nay, đa số các hộ gia đình ở Hà Nội đều lựa chọn xây theo kiểu nhà ống với từ 2 – 4 tầng. Kiểu nhà này vừa an toàn, tiện lợi lại sạch sẽ, tuy nhiên sẽ không thoáng bằng nhà cấp 4.
-
Chọn ngân sách xây nhà
Để xây được một ngôi nhà thì chi phí thật sự rất vô cùng. Có người xây nhà 3 tầng chỉ hết khoảng 600 – 700 triệu tất cả các khâu từ thô cho đến hoàn thiện; nhưng có người lại xây với chi phí lên đến cả tỉ đồng.
Muốn biết được chi phí sơ bộ cho ngôi nhà bạn định xây là bao nhiêu, bạn cần phải làm rõ chi phí cho các hạng mục sau:
+Vật liệu xây dựng
Thông thường, theo kinh nghiệm của những người thợ xây lâu năm, chi phí vật liệu cho một mét vuông thô là khoảng 2,5 triệu.
- Gạch
- Cát
- Xi măng
- Sắt các loại
- Đá để trộn bê tông
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tính được sơ bộ chi phí vật liệu xây dựng cho căn nhà của mình.
VD: Nếu bạn định xây nhà 3 tầng, mỗi tầng có diện tích 70m2 thì chi phí vật liệu sẽ là: 3 x 70 x 2,5 triệu = 525 triệu đồng.
+ Chi phí làm móng
Nếu bạn chỉ làm móng nhà thông thường thì sẽ có công thức tính chi phí làm móng như sau:
Ta lấy 50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô.
Còn nếu bạn định làm móng cọc thì đắt hơn do cần thêm chi phí làm cọc, chi phí cho nhân công ép cọc…
- Chi phí để làm móng cho ngôi nhà có diện tích một mặt sàn 70m2 sẽ là: 50% x 70 x 2,5 triệu = 87,5 triệu
+ Chi phí nhân công
Chi phí nhân công cũng là một ẩn số khá khó tính toán, bởi nó còn tùy thuộc vào thời gian bạn định làm nhà và tay nghề của người thợ.
Ví dụ nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ thi công thì cần thêm nhiều thợ, muốn thuê thợ có tay nghề cao thì phải trả họ tiền công cao hơn những thợ có tay nghề bình thường.
Chung quy lại, theo kinh nghiệm xây nhà của một số người, nếu xây một ngôi nhà 3 tầng trong khoảng 6 tháng thì tiền nhân công khoảng 100 -120 triệu.
+ Chi phí chống thấm
Chống thấm là một hạng mục rất quan trọng khi xây nhà, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua khâu này vì sợ tốn kém.
Nhưng nếu là người biết nhìn xa trông rộng, bạn sẽ không tiếc tiền đầu tư vào hạng mục này bởi lý do:
-
- Xây nhà tốn tiền, đó là điều ai cũng biết. Chính vì tốn nên đời người chỉ xây nhà 1 đến cùng lắm là 2 lần, sau đó sẽ ở lâu dài, từ vài chục đến hàng trăm năm. Nếu nhà bị thấm thì tuổi thọ của công trình sẽ giảm đi đáng kể, chưa kể lại còn mất thẩm mỹ vì tường loang lổ, mốc meo xanh meo đỏ… Như vậy tính ra bạn còn mất nhiều tiền hơn.
- Nếu bạn có ý định chống thấm cho nhà khi ngôi nhà đã bị thấm thì còn kinh khủng hơn nữa. Chi phí cao do phải đục tường, sửa chữa…, nếu chọn phải thợ có tay nghề không cao thì chưa chắc đã khắc phục được, chưa kể mình còn mang bực vào mình, nhà cửa thì luộm thuộm bề bộn trong quá trình chống thấm.
- Chọn được đơn vị chống thấm đã khó, chọn đúng đơn vị chống thấm còn khó hơn vì mỗi đơn vị sẽ dùng những sản phẩm, thương hiệu khác nhau. Không phải sản phẩm nào cũng tốt, nên nhiều khi bạn phải chi trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ tệ với giá đắt ngang ngửa, thậm chí đắt hơn dùng sản phẩm/ dịch vụ tốt.
Vậy chi phí chống thấm cho một căn nhà sẽ là khoảng bao nhiêu?
Để tính được chi phí này, bạn cũng cần chia nhỏ ra từng hạng mục. Thông thường, người ta sẽ chống thấm cho các hạng mục sau trong căn nhà của bạn:
- Chống thấm sân thượng: Sân thượng là nơi phải hứng chịu mưa gió, nắng nôi với tần suất cao nhất nên cũng dễ bị thấm nhất. Vì thế nếu muốn căn nhà bền bỉ, vững chãi, bạn nhất thiết phải chống thấm cho sân thượng.
Để chống thấm cho sân thượng, người ta hay dùng dòng sơn chống thấm Neoroof.
Chi phí chống thấm sân thượng được tính bằng công thức:
Giá sơn chống thấm x số thùng Số thùng sơn = số lớp cần quét x diện tích cần quét |
Giá chống thấm = 3 x 1,5 = 4,5 triệu đồngVD: Sân thượng nhà bạn rộng 50m2, bạn muốn quét 2 lớp sơn hết tổng cộng 3 thùng, giá một thùng sơn là 1,5 triệu.
Đó là ví dụ, còn nếu muốn biết chi phí chính xác cho căn nhà của bạn, hãy liên hệ với Việt Thái để chúng tôi tính giúp bạn nhé!
- Chống thấm sàn mái: Tương tự như sân thượng, sàn mái cũng là nơi có khả năng bị thấm rất cao trong ngôi nhà vì thế không thể bỏ qua hạng mục này được.
Chi phí chống thấm sàn mái cũng được tính tương tự như chống thấm sân thượng, tuy nhiên sản phẩm chuyên dụng cho hạng mục này là sơn chống thấm Neo Proof PU W
==> Xem chi tiết : sơn chống thấm tại đây
Để biết chính xác chi phí chống thấm cho sàn mái nhà bạn!
- Chống thấm tường: Tường là hạng mục mà, nếu bị thấm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu cũng như khả năng chịu lực của ngôi nhà. Hiện nay, 90% các ngôi nhà mới xây đều được thi công chống thấm tường.
Để chống thấm tường, có rất nhiều sản phẩm có thể dùng được, nhưng tốt và phổ biến nhất thì phải kể đến dòng sơn chống thấm Silatex Super
==> Xem ngay: sơn chống thấm tường
Để biết chính xác chi phí chống thấm tường nhà bạn
- Chống thấm nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh thì các bạn biết rồi đó, suốt ngày ẩm ướt nên khả năng bị thấm là cực kỳ cao. Nếu nhà vệ sinh bị thấm, dần dần nó sẽ thấm sang nền nhà và tường, làm bong nền gạch đá hoa, bong tróc tường… Nói chung hậu quả rất nghiêm trọng.
Vì vậy, không thể không chống thấm nhà vệ sinh. Hạng mục này có diện tích nhỏ nên chi phí chống thấm có thể nói là khá nhỏ.
Để chống thấm cho nhà vệ sinh, thường người ta dùng sản phẩm Neoproof PU 360
==>Xem chi tiết: sơn chống thấm nhà vệ sinh
Để biết chính xác chi phí chống thấm cho nhà vệ sinh nhà bạn!
- Chống thấm tường: Tường là hạng mục mà, nếu bị thấm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu
+ Chi phí bả tường và sơn
Chi phí sơn tường còn phụ thuộc vào loại sơn bạn chọn, diện tích cần sơn, diện tích cần bả, số lớp sơn.
Thông thường, với không gian trong nhà, sẽ có 2 lớp bả, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ. Còn ở ngoài trời sẽ là 2 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ.
- Tham khảo chi phí sơn nhà cho một ngôi nhà có diện tích 1 sàn 100 mét vuông:
Dự toán số mét vuông sơn tường cho ngôi nhà có chiều rộng 5m, chiều dài 20m, cao 2 tầng, mỗi tầng cao 4m, có ban công rộng 1,5 m.
+ Bước 1: Tính diện tích sơn trong nhà
Diện tích sơn nhà = diện tích nhà x hệ số sơn
Ở đây, ta sẽ chọn hệ số sơn trong nhà là 4.
- Diện tích sơn trong nhà = (5x20x3) x4 = 1200 (m2)
Trường hợp 1: Lăn sơn trực tiếp không trát matit (công thức sơn 4 lớp với 2 lớp sơn trắng lót và 2 lớp sơn màu)
– Với 1 thùng sơn trong nhà 18 lít lăn 1 lớp được 200 m2, lăn 4 lớp sẽ còn 50 m2.
– Số lượng sơn trong nhà = 1200 : 50 = 24 (thùng)
– Số lượng sơn lót (sơn trắng) chiếm 2:3 = 16 (thùng)
– Số lượng sơn màu chiếm 1:3 = 8 (thùng)
Trường hợp 2: Lăn sơn có trát matit (công thức sơn 3 lớp với 1 lớp sơn trắng lót và 2 lớp sơn màu)
– Với 1 thùng sơn trong nhà 18 lít lăn 1 lớp được 200 m2, nếu lăn 3 lớp sẽ còn 66,67 m2.
– Số lượng sơn trong nhà = 1200 : 66,67 = 18 (thùng)
– Số lượng sơn lót (sơn trắng) chiếm 2:3 = 12 (thùng)
– Số lượng sơn màu chiếm 1:3 = 6 (thùng)
+ Bước 2: Tính diện tích sơn ngoại thất
Để tính diện tích sơn ngoài trời, ta chọn hệ số sơn ngoài nhà là 1,5.
Diện tích sơn ngoài nhà = (5x4x3) x 1,5 = 90 (m2)
Như đã nói ở trên, đối với diện tích ngoài nhà, thông thường ta sẽ sơn 2 lớp lót và 2 lớp sơn phủ.
1 thùng sơn lót chồng kiềm 5 lit lăn 2 lớp được 30 m2 => sẽ cần 3 thùng sơn lót cho diện tích 90m2.
1 thùng sơn phủ Silatex Super chống thấm 12kg lăn 2 lớp được 48 m2 => sẽ cần 2 thùng sơn phủ cho diện tích 90m2.
Xem ngay bài viết Sơn chống thấm tường nhà 3 tầng hiệu quả với 32 triệu đồng.
Giá sơn lót chống kiềm rất da dạng, tùy thuộc vào bạn chọn loại thường hay loại tốt. Còn giá một thùng sơn chống thấm Silatex Super là 1296k.
==> Xem ngay: sơn chống thấm tại đây
Tóm lại, với những chia sẻ ở trên, bạn hoàn toàn có thể tính được chi phí dự trù trước khi xây một căn nhà trong thời điểm hiện tại.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí xây nhà một cách tối đa!
TAGS: xây nhà , chi phí xây nhà tầng
VIỆT THÁI NHÀ PHÂN PHỐI VẬT LIỆU CHỐNG THẤM, THI CÔNG CHỐNG THẤM HÀNG ĐẦU