Thi công móng gạch
Móng gạch là loại phổ biến nhất trong thi công nhà cấp 4, nhà ở dân dụng ở Việt Nam trước đây vì nó thích hợp với kỹ thuật xây dựng thủ công, lợi dụng được vật liệu địa phương và rẻ tiền. Móng gạch dùng khi bề rộng đáy mómg B < 1,5 m thì mới kinh tế.
Để phù hợp với cỡ gạch (5,5 x 10.5 x 22cm, mạch vữa ngang 1,5 cm, mạch vững đứng lcm), có hai phương pháp xây giật cấp.
Độ cao bậc móng có thế lấy là 7, 14, 7, 14, 7, 14,…
Độ cao bậc móng cũin° có thể lảv là 14, 14. 14, 14,…
Chiều rộng mỗi lần giật trung bình bằng 1/4 chiều dài viên gạch. Góc cứng của hai phương pháp này là 26°5 và 33°5 thì tương đối kinh tế nhưng phải dùng vữa ximăng cát để xây.
Gối móng và tường móng phải được xây bằng cạch có cường độ 75 kg/cm với vữa ximăng cát 1 : 4 hoặc 1 : 3 (cho nhà cấp II, cấp III) hay vữa tam hợp 1:1:4 hoặc 1:1: 6 (cho nhà cấp 4).
Bậc cuối cùng của gối móng thường dày 15 – 30 cm và tùy theo cấp nhà mà làm bằng bê tông đá dăm hay bê tông sạch vỡ mác từ 100 đến 150.
Lớp đệm móng ở đây với tác dụng làm sạch và bảo vệ để móng thường làm bằng cát đầm chặt dày 5 – 10 cm.
Đối với móng lệch tâm ở khe lún bậc móng nên rộng bằng 1/2 chiều dài viên sạch và cao 14 hoặc 21 cm (hai hoặc ba hàng gạch).
Móng đá hộc
Móng đá hộc là loại thi công xây dựng phổ biến dùng trong nhà cấp 4, nhà dân dụng thấp tầng – nhất là ở nơi có nhiều đá
Tuỳ theo tải trọng truyền xuống móng lớn hay nhỏ, đất khỏe hay yếu mà có thể cấu tạo.
Do kích thước của đá lớn và không đều nhau cho nên chiều rộng tối thiểu của gối móng phải bằng 50 cm, bảo đám kích thước của mỗi viên đá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của móng.
Với móng có giật bậc, chiều cao mỗi bậc thường không nhỏ hơn 50 cm. Đá hộc dùng xây móng phải có cường độ 200 kg/cm2.
Chất liên kết có thể dùng vữa tam hợp 1:1:5 hoặc 1:1:9 hay vữa ximăng. cát 1 : 4.
Lớp đệm thường là cát đầm chạt dày 5-10 cm hoặc là lớp bêtông gạch vỡ, bêtông đá dăm 15-30 cm tùy theo tình hình nền móng.
Móng bêtông
Móng bêtông nói chung dùng ximăng làm vật liệu liên kết và dùng những cốt liệu khác nhau như đá dăm, sỏi, cát, gạch vỡ… tạo thành. Thi công xây dựng với những ngôi nhà có thể lên 3 tầng và có tải trọng lớn hoặc móng sâu đều có thể dùng móng bêtông .
Số hiệu bêtông trong móng bêtông do tính toán quyết định, nói chung không nhỏ hơn 50, góc cứng có thể đạt 45 độ.
Hình đáng móng bêtông thường hình thang hoặc giật cấp. Khi chiều cao móng từ 400 đến 1000 mm thì chọn hình giặl cấp. Đối với móng bêtông có thế tích lớn hơn như móng của thiết bị loại lớn của kiến trúc công nghiệp thì có thể thêm đá hộc vào bêtông và gọi là bêtông đá hộc. Tổng thể tích đá hộc có thể chiếm 30 – 50% tổng thể tích của móng, như thế có thể tiết kiệin được ximăng.
Kích thước mỗi viên đá hộc dùng trong móng bêtông đá hộc cũng không được vượt quá 1/3 chiều rộng của móng, đường kính của nó cũng không được vượt quá 300 mm, khoảng trống giữa các viên đá hộc không nhỏ hơn 40 mm.
Lớp đệm móng thường là lớp cát dày 5-10 cm
Như trên đã nói, móng làm bằng vật liệu gạch, đá, bêtông thì chịu uốn rất kém chỉ thích hợp cho thi công xây dựng móng nhà cấp 4, do dó khi xây dựng nhà 3 tầng có tải trọng lớn hoặc khả năng chịu tải của nền yếu mà dùng các vật liệu trên làm móng thì móng sẽ rất lớn và rất sâu, tốn rất nhiều sức lao động và vật liệu, thi công xây dựng nhà 3 tầng phức tạp, do đó người ta dùng bêtông cốt thép để làm móng thì giá trị kinh tế hơn.
Mếu độ sâu chôn móng bị hạn chế hoặc yêu cầu của nhà cần có móng ổn định và cường độ cao (như nhà chịu chấn động lớn) thì cũng không thể dùng móng gạch, đá hoặc bêtông được mà phải dùng móng bêtông cốt thép.
Hình đáng mặt cắt của móng bê tông cốt thép cũng không bị hạn chế, có thể hình chữ nhát, hình thang, nhưng thường dùng hơn cả là hình thang.
Đối vói những nơi đất rắn tốt, có thể không cần lớp đệm móng hay có chăng nửa cũng chỉ là một lớp cát đầm chặt dày 5 cm để làm phẳng đáy móng. Những nơi đất yếu, ướt át thì cần có lớp đệm bêtông gạch vỡ mác 50 dày 10 – 15 cm.
Móng băng và móng trụ láp ghép
Để đẩy mạnh tốc đô thi công đáp ứng, với trình độ công nghiệp hóa xây dựng ở các nước tiên tiến người ta rất hay dùng các móng bêtông cốt thép lắp ghép.
Móng băng lắp ghép
Phổ biến nhất là loại móng bêtông và bêtông cốt thép lắp ghép bằng khối lớn. Móng này gồm các gối móng bằng bêtông cốt thép hình chữ nhật hay hình thang đạt trên một lớp cát nện kỹ dày 15 cm. Trên gối móng là các khối tường móng hình hộp so le nhau. Khối gối móng chế tạo bằng bê tông mác 150 dày 30 – 40 cm và rộng 80 – 280 cm. Khỏi tường móng rộng 30, 40, 50, 60 cm và cao 58 cm dài 138 cm hoặc 78cm.
1- tường móng; 2- gối móng; 3- lỗ chèn mạch
Trường hợp đối với đất yếu, để tăng cường độ cho móng người ta cấu tạo thêm một giằng móng bêtông cốt thép nàm giữa gối móng và tường móng. Giằng móng bêtông cốt thép dày 10 – 15 cm đổ toàn khối hoặc ghép bằng các cấu kiện đúc sẵn, sau hàn lại với nhau. Mác bêtông dùng để đổ giằng móng là 150, hoặc có thể cấu tạo bằng một lớp vữa ximăng cát mác 50 dày 3-5 cm trong có cốt thép (bốn đến sâu thanh đường kính 8-10 mm, cách nhau 30 – 40 cm. Để làm nhẹ móng và tiết kiệm bê tông các khối tường móng thường làm rỗng.
Cũng để tăng cường độ cứng cho tường móng lắp ghép người ta dùng lưới thép ở chỗ liên kết giữa các khối tường móng ngang và dọc vói lưới thép hàn đường kính 6-10 mm.
Móng lắp ghép đút quãng : loại móng này làm bằng những khối gối móng bêtông cốt thép (đùng cho móng băng) đặt cách nhau theo yêu cầu của tính toán và cấu tạo, giữa các khối móng người ta đổ đất. ứng dụng các khối gối móng đứt quãng cho phép tiết kiệm được 20% khối lượng bêtông.
Móng trụ lắp ghép
Móng trụ láp ghép có hai loại: móng trụ lắp ghép dưới tường và móng trụ lắp ghép dưới trụ (móng cốc).
Đối với móng trụ lắp ghép dưới tường thì trụ móng và dầm móng nếu to và nặng quá Thì có thể chia làm hai hay ba khối nhỏ vói điều kiện mặt phẳng phân chia của dầm và trụ phải vuông góc với nhau. Gối móng thường là một tấm liền.
Đối với móng trụ lắp ghép dưới cột gối móng có thể chia thành hai hay ba lớp với những khối nhỏ đặt vuông góc hoặc để nguyên cấu tạo theo hình cốc. Chất liên kết giữa các khối ghép nối với nhau hoặc cột gán với móng đều bằng vữa ximăng cát 1 : 3 hay 1 : 4.
Biện pháp bảo vệ nhà khỏi ảnh hưởng của nước ngầm
Để bảo vệ cho nước ngầm không thấm lên nền nhà tầng hầm, tầng một hay chân tường bệ nhà, người ta thường giải quyết bằng một lớp cách ẩm ở phẩn tường móng.
Với nhà không tầng hầm, có mực nước ngầm thấp, lớp cách ẩm này đặt ngang mức với lớp chuẩn bị của nền, tức lớp bêtông gạch vở ở cốt cao độ ± 0,00.
Ở một số nước, lớp cách ẩm dược cấu tạo bằng 2 – 3 lớp giấy dầu đán trên nhựa bitum. Ở Việt Nam, người ta giải quyết bằng lớp ximăng cát vàng 1 ; 2 hay 1 : 3 dày 2 – 2,5 cm.
Lớp cách ẩm này phải đặt cao hơn mặt vỉa hè ít nhất là 10 – 15cm.
Trường hợp nền tầng một không phải cấu tạo ngay trên đất mà trên dầm thì lớp cách ẩm này phải đặt thấp hơn mức điểm tựa của dầm là 5-15 cm. Nếu nhà có tầng hầm thì phải cấu tạo hai lớp cách ẩm: lớp thứ nhất ngang với lớp bêtông chuẩn bị của nền tầng hầm, lớp thứ hai trong bệ nhà, cách vỉa hè phía trên 10 – 15 cm.
Ngoài ra, để bảo vệ không cho nước ngấm từ ngoài qua tường móng hay từ dưới đất ngấm qua nền sàn thi mặt ngoài tường móng hay trên nền sàn cũng cần có lớp cách ẩm.
Khi mực nước ngầm thấp thì chỉ cần quét hai lớp bitum lỏng hoặc miết đất sét bên ngoài tường, trát vữa ximăng cát 1 : 3. Khi mực nước ngầm cao hơn mặt nền tầng hầm thì cần lưu ý cấu tạo cẩn thận. Đối với sàn tầng hầm thường trên lớp cách ẩm của sàn còn cấu tạo một lớp bê tông toàn khối (có thể là bêtông thường hoặc bêtông cốt thép) và phủ lớp áo sẳn.
Nếu mực nước ngẩm cao hơn nền tầim trệt, đc chống thấm người ta thường làm một lứp ốp chạy xunụ quanh tường và trên nền. Lớp ốp này phải đàn hồi, không tạo kẽ nứt khi kết cấu biến dạng và có thể được làm bằng một hay hai lớp giấy dầu đán lên nhau bằng nhựa butum. Phía bên ngoài lớp chống thấm này xây lớp tường con kiến, ngoài cùng là lớp đất sét. Những lớp này phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 50 cm để dễ phòng mực nước lên xuống thay đổi.
Móng giật cấp
Nếu xây nhà trên nền đất dốc thì đáy móng lùy theo địa hình cao thấp mà làm thành hình bậc thang, chiều cao mỗi bậc không lớn hơn 1000 cm.
Móng Xây cuốn
Khi gặp hố, chỗ đất xấu, cống… móng phải xây cuốn vượt qua, chân cuốn phải cách chỗ đất yếu hoặc mép cống tối thiểu lm (hình 2.23).
Móng nhà có tầng hầm
Móng phải có tác dụng chắn đất, tạo tầng hầm. Tầng hầm có thổ nằm dưới mặt đất, hoặc nửa nổi nửa chìm. Tầng hầm phải bỏ trí giếng lấy ánh sáng và đường ống thoát nước.
Bad Request
VIETNAM12H.COM