Home / Nhà cấp 4 / Các loại bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà thông dụng nhất 2018

Các loại bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà thông dụng nhất 2018

Các loại bản vẽ móng băng cho nhà 2 tầng hay kết cấu móng bè nhà 2 tầng hay mặt bằng móng đơn nhà cấp 4 sau sẽ giúp ích các bạn rất nhiều khi xây nhà.

Lý do nên tìm hiểu bản vẽ các loại móng nhà dân dụng hiện nay

Một ngôi nhà đẹp khang trang và bền vững hay không nó phụ thuộc vào 70% là kết cấu móng nhà. Để móng nhà không bị sụt lún, nứt tường hay nứt móng..nên bạn phải tìm hiểu kỹ các loại móng nhà như sau

Trước tiên bạn phải tìm hiểu kỹ về các loại móng nhà chuyên dụng và nghiên cứu kỹ vị trí đất đai thổ nhưỡng của nền đất cứng hay yếu. Khi lên kế hoạch xây nhà để không xảy ra các tình trạng hỏng hóc về sau bạn cần tìm đến Kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng công ty thiết kế nhà đẹp mới chúng tôi để tư vấn bởi khi xây xong rồi móng nằm dưới đất và nước cực kỳ khó khi khắc phục.

Bài viết tư vấn về cấu tạo và bản vẽ về các loại móng băng, móng bè, móng cọc, móng đơn.. sau chưa thể nói hết được công dụng và quy phạm và chức năng nhưng cũng khái quát được sự cần thiết để các bạn nắm rõ hơn

ban-ve-mong-nha-cap-4-cach-xay-mong-nha-hien-nay

Công tác thi công móng nhà

Cấu tạo móng băng khi xây nhà

Bất kỳ một mẫu thiết kế nhà đẹp nào dù là thiết kế nhà cấp 4 đơn giản tới các thiết kế nhà đơn giản tường 10cm thì thiết kế móng đơn vai trò cực kỳ quan trọng. Nó tạo ra sự ổn định cho kết cấu chịu lực và giúp trọng tải mái nhà của gia đình bạn, kiến trúc xây dựng càng phức tạp, càng lớn thì yêu cầu thiết kế móng nhà càng cao lên đáp ứng được các tiêu chuẩn riêng. Có nhiều loại móng khác nhau, phổ biến nhất trong số các loại móng nhà là t là móng băng móng đơn, móng bè hay các kiểu móng cọc

Móng băng hay còn gọi là móng giao thoa sử dụng dưới nhà hay các khối trụ xung quanh có kích thước chiều dài lớn hơn chiều rộng và được sử dụng nhiều nhất trong các công trình dân dụng khi xây biệt thự hay các mẫu nhà phố đẹp hiện nay. Khi thi công móng nhà đúng quy trình các bạn nên uốn thép thẳng và cắt hàn chuẩn theo bản vẽ mặt bằng móng.

ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-mong-bang-chi-tiet-dam

Bản vẽ cấu tạo móng băng chi tiết dầm

Thứ hai cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công đảm bảo an toàn và san lấp mặt bằng đảm bảo không bị dính dầu mỡ, bụi bám nhất là bùn đất. Trước khi khai triển thi công bạn cần đổ bê tông 1 lớp dày khoảng 10cm hoặc lót gạch đặt thanh cử ướm và thép cách nhau theo mật độ khoảng 150mm đến 200mm theo 2 chiều và đặt cốp pha theo lưới thép đảm bảo vững chắc, có thể dùng ván khuôn hay tole thẳng đúng quy cách và nhớ cố định chắc chắn tránh giảm lực khi xô ngang trong quá trình đổ bê tông móng nhà.

Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ phần kết cấu xây dựng móng băng nằm dưới cùng của một mẫu nhà đẹp có thể đơn giản là móng hoặc móng nền hay nền móng. Móng nhà là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng, có tác dụng chịu toàn bộ lực và sức nặng của kiến trúc xây dựng các vật liệu phía trên chịu toàn bộ nội thất và cũng là sự chịu lực của các bạn. Chính vì thế thiết kế bản vẽ móng băng rất quan trọng, đảm nhiệm sự cân bằng và gắn kết của một kiến trúc xây dựng, đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

ban-ve-mong-nha-cap-4-luu-y-xay-mong-nha

Thi công xây dựng phần móng

Đối với các công trình nhà cấp 4 khi xây nhà nếu đất cứng chúng ta có thể sử dụng móng đơn là chuẩn vừa dễ thi công vừa tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian. Nhưng dù gì đi nữa khi thi công cấu tạo móng đơn hay các loại móng bè thì bạn nên lưu ý đến mặt cắt của bê tông, mái dốc nhỏ thi công đổ bê tông từ xa trước mới đến gần và lưu ý không để hố móng bị ngập nước tránh làm giảm tác dụng của kết cấu và xi măng.

>>> Xem 270+ bản vẽ thiết kế nhà cấp 4 đẹp kiểu biệt thự mái thái và hiện đại tiêu biểu của công ty thiết kế xây dựng chúng tôi trong 10 năm qua

Các loại bản vẽ móng băng chuyên dụng hiện nay

Nền móng là phần đất nằm phía dưới chịu gần như toàn bộ tải trọng của công trình, tùy theo khu vực chất đất và thổ nhưỡng mà độ bền vững của phần đất phía dưới mà các KTS có cách xử lý nền móng sao cho chắc chắn gắn kết, giúp việc thi công móng lên trên được vững chắc nhất. Với sự quan trọng của mình mặt bằng móng có giá trị lớn nhất trong một bản vẽ thiết kế xây nhà. Trước đây các công trình xây dựng dân dụng thiết kế móng nhà thường được làm bằng đá rất nặng khả năng chịu lực kém thường chỉ được sử dụng trên các nền đất ổn định. Với sự cải tiến trong xây dựng phát triển nhiều công nghệ cách thức thi công khác nhau đặc biệt là sắt thép, móng nhà đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều.

ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-bang

Bản vẽ móng băng chuyên dụng

Hầu hết các thiết kế cấu tạo móng băng hiện nay đều sử dụng vật liệu chính để hoàn thiện thi công là bê tông cốt thép mang đến sự gắn kết khả năng chịu lực cực cao, có thể thi công tại nền đất yếu, móng đơn gia cố thêm đà kiềng chắc hơn không gây hiện tượng lún hoặc nứt. Từ đó các KTS có thể đặt lên nền móng nhất là móng băng những kiến trúc xây dựng lớn, nhiều tầng, diện tích sàn lớn mà không lo ngại về độ chịu lực của nền móng.

ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-bang-3

Bản vẽ cấu tạo móng băng

Hiện nay có khá nhiều loại móng nhà khác nhau, tùy theo từng công trình từng nền đất mà có lựa chọn như móng bằng, móng đơn, móng bè, móng cọc. Trong đó hiện nay thiết kế móng băng được sử dụng nhiều nhất vì nó đáp ứng được việc chịu lực, lún đều dàn trải không gây ra việc nứt rạn. Còn một loại móng nhà nữa đó là móng tự nhiên, móng này chính là nền đất hoặc nền đá có khả năng chịu lực tốt và chỉ dành cho các thiết kế có kiến trúc xây dựng đơn giản, như nhà tranh, một vài loại nhà cấp 4, không phải chịu lực quá nhiều.

ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-mong-bang-xay-nha-hien-nay

Mặt cắt và mặt bằng bản vẽ móng băng

Trước khi tiến hành thiết kế xây dựng nhà thì các KTS cần phải khảo sát qua vị trí xây dựng nên đất, đo đạc diện tích, kiểm tra kết cấu đất để chọn lựa được loại móng phù hợp nhất. Các thiết kế móng nhà phức tạp sẽ được thiết kế với chi phí tách riêng, bản vẽ và gói xây dựng đảm bảo độ vững chắc. Một số công trình lớn sẽ được chỉ định sẵn loại móng riêng để có khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn thiết kế.

Cách thiết kế móng băng cho nhà ở

Thiết kế móng băng mà một loại móng nhà có dạng một dải dài, nằm độc lập hoặc cắt nhau hình chữ thập, dùng đỡ tường hoặc cột trụ, hàng cột. Phương án thi công móng bằng công nhân sẽ đào móng quanh khuôn viên công trình xây dựng, hoặc đào song song với nhau trong khuôn viên xây dựng đó, mong xây trên các hố đào trần sau đó được lấp lại. Việc thi công móng bằng khá là dễ dàng, có độ lún đều, tăng khả năng chịu lực gắn kết mặt bằng xây dựng.

ban-ve-mong-nha-cap-4-mong-bang
ban-ve-mong-nha-cap-4-thi-cong-mong-bang

Thi công móng băng chuyên dụng

Cấu tạo móng bằng không quá phức tạp, móng nông so với các loại móng khác, chiều sâu trộn móng từ 2m đến 3m một số móng phức tạp chiều sâu tới 5m nhất là các mẫu lô nhà phố kiến trúc nhà ống hiện đại cao tầng. Móng băng còn được phân loại thành móng cứng, móng mềm và móng kết hợp để phù hợp từng công trình xây dựng khác nhau. Khi công trình xây dựng có các hàng cột hoặc tường có cả 2 phương một chiều và móng băng 2 chiều thì dãi móng bằng có dạng ô cơ do thiết kế giao nhau. Móng bằng ở các đầu hồi cần tốt hơn ở vị trí dọc nhà do yêu cầu về khả năng chịu lực cũng là vị trí giao nhau giữa các mặt tường, cũng chính vì thế mà thiết kế bản vẽ móng băng tại hồi có chiều rộng lớn hơn.

=>>> Tham khảo hơn 233 mẫu nhà ống đẹp kiểu lô phố diện tích lớn nhỏ có giếng trời kiến trúc bản vẽ lệch tầng hiện đại nhất hiện nay

Cấu tạo móng đơn cho nhà đơn giản

Móng đơn hay còn gọi là móng cóc đúng với cái tên ở một số địa phương thường gọi. Khi thiết kế móng đơn dành chịu lực cho một cột trụ hoặc một cụm cột trụ sát nhau. Không chỉ được sử dụng trong xây dựng nhà đẹp, cấu tạo móng đơn còn được sử dụng trong các công trình như nhà xưởng, phòng trọ.. khác nhau mang tính riêng lẻ như cột điện, các cột trụ, mố cầu.

ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-mong-don-xay-nha-cap-4
ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-don-mat-cat
ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-don

Các loại bản vẽ cấu tạo móng đơn hay còn gọi là móng cóc dân dụng thường sử dụng phổ biến

Thiết kế và cấu tạo móng đơn có nhiều kiểu dáng khác nhau từ hình vuông, hình tròn, hoặc hình chữ nhật, vvv. Cũng như thiết kế móng băng cho biệt thự nhà phố đẹp thì móng đơn được chia thành 3 loại đó là móng cứng, móng mềm hoặc các loại móng kết hợp. Cấu tạo móng đơn có thể nói là đơn giản nhất, không nhất thiết phải gắn kết chung với một móng nhà xây dựng lớn.

ban-ve-mong-nha-cap-4-thi-cong-mong-don

Kiểu thi công móng đơn chắc chắn

Vì thế đài móng đơn thường được sử dụng cho việc cải tạo ra, thiết kế móng tách riêng cho các cột trụ tăng khả năng chịu lực. Khả năng chịu lực tốt, kích thước hình dáng có thể tùy chỉnh dễ dàng đặt vào những khu vực có diện tích nhỏ, cũng vì thế mà chi phí cho móng đơn thường rẻ và kinh tế tiết kiệm hơn so với các loại móng nhà chuyên dụng còn lại. Một số công trình xây dựng đặc thù trên hai nền đất cứng và mềm thì bản vẽ kích thước móng đơn thường là 0,3mx0,3m được sử dụng nhiều trong các mẫu nhà cấp 4 đơn giản nhưng đem lại hiệu quả chịu lực cho phần cần thiết tại phần đất nền yếu, các vị trí còn lại có thể thiết kế móng băng hoặc móng bè, móng cóc..

Bản vẽ cấu tạo của móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng liền thường sử dụng cho quy phạm các hạng mục nhà ốn, nhà lô phố từ 3 tầng trở lên thiết kế xây dựng trên nền đất yếu mềm thường chiếm hết trên 75% diện tích đất nhà trở lên. Tỷ số chiều cao và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotgα

ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-thi-cong-mong-be
ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-mong-be

Bản vẽ cấu tạo móng bè

Trong tất cả các loại móng, móng đơn có kích thước nhỏ nhất còn móng bè là loại móng có kích thước diện tích lớn nhất. Bản vẽ móng bè được trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng mẫu nhà đẹp. Thiết kế móng bè được sử dụng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, hoặc nền đất có nước, giảm tải trong của công trình lên nền đất, không bị lún sụt, và rất ổn định trong quá trình sử dụng sau này.

ban-ve-mong-nha-cap-4-mong-be-chiu-luc
ban-ve-mong-nha-cap-4-cach-thi-cong-mong-be

Cách thi công móng bè

Ngoài phần bê tông cốt thép, một số công trình đơn vị thi công và KTS có thể tăng thêm độ ổn định cho móng bè bằng việc sử dụng các bè tre bên dưới làm nền trước khi thực hiện việc thi công móng bè. Chính vì sự dàn trải đều trên toàn bộ mặt bằng xây dựng nên thiết kế móng bè có mức kinh phí đầu tư xây dựng lớn, kết cấu phức tạp. Đòi hỏi toàn bộ mặt bằng móng có sự gắn kết đồng bộ với nhau.

Bản vẽ cấu tạo móng cọc

Móng cọc là loại móng có kết cấu khác biệt nhất trong tất cả các loại móng nhà. Móng cọc gồm các cọc và đài móng thiết kế nhằm truyền tải được lực xuống nền đất cứng hơn, giảm chi phí thiết kế móng, nhưng lại có được sự vững chắc rất tốt, ổn định cao. Thiết kế móng cọc hiện nay dùng các cọc bê tông lớn đóng sâu xuống đất có những móng chiều sâu cọc lên đến hàng chục mét. Ngoài cùng bê tông có thể sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm với chi phí rẻ cho các thiết kế xây dựng đơn giản.

ban-ve-mong-nha-cap-4-ban-ve-mong-coc
ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-coc-nha-dep

Bản vẽ cấu tạo móng cọc

Trước đây bản vẽ cấu tạo móng cọc rất phổ biến tại nước ta khi chưa có cọc bê tông thay thế. Sau khi đóng các cọc xuống đất có thể là cọc đơn hoặc một cụm cọc các công nhân sẽ tạo ra đài móng phía trên khá giống một móng đơn chịu lực cho các vị trí cột trụ. Các đài cọc được thiết kế một nửa nằm sâu dưới đất một nửa nằm nổi lên trên gắn kết cùng các cột trụ. Có hai quy trình thi công móng cọc chính như sau

  • >> Đổ bê tông lót móng: Trước khi đổ bê tông cột cho móng cọc cần vệ sinh sạch sẽ đáy bê tông móng và hút hết bùn nước. Bởi đất thường có mạch nước ngầm, dòng chảy.. nên hút nước đến đâu thì đổ bê tông đến đó ngay lập tức, Đổ 1 lớp bê tông dày khoảng 10cm lưu ý không để lắng đọng bùn nhé
  • >> Quy trình đổ bê tông móng cọc: Trước khi đổ nên bắc sàn qua hố móng, kiểm tra tưới nước ván khuôn ép chắc chắn, Trộn bê tông khô và dùng bàn xoa kết hợp với đầm bàn để thi công. À. để tránh lệch sàn sai vị trí cấu tạo móng không nên đứng trên thành cốp pha nhé

ban-ve-mong-nha-cap-4-cau-tao-mong-coc
ban-ve-mong-nha-cap-4-cong-tac-ep-coc-nha

Quy trình ép cọc bên tông móng nhà

Ở các công trình lớn yêu cầu độ vững chắc thiết kế móng nhà có thể kết hợp nhiều loại móng khác nhau có thể là móng cọc kết hợp móng bè hoặc móng cọc kết hợp móng băng tăng nhằm khả năng chịu lực và sự ổn định cao hơn rất nhiều. Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình bị ảnh hưởng bởi thiết kế nền móng yếu hoặc không đúng cách. Gây ra các sự cố như nghiêng nhà hoặc nghiêm trọng hơn là toàn bộ công trình bị đổ sụp. Khi thiết kế xây dựng một mẫu nhà đẹp các bạn không nên bỏ qua hay xem nhẹ thiết kế bản vẽ móng nhà và cần nhờ đơn vị tư vấn của kỹ sư xây dựng hay KTS tư vấn cấu tạo móng và quy trình thi công phù hợp nhất với mẫu thiết kế mặt bằng móng và nền đất công trình của các bạn.

>>> Xem thêm 290+ mẫu nhà biệt thự đẹp từ 1 tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng đa phong cách xu hướng 2017 – 2017

Những lưu ý quá trình thi công móng nhà từ 2 tầng trở lên

Để có được một thiết kế móng tốt từ chi phí tới khả năng chịu lực ổn định công trình thì khâu khảo sát ban đầu rất quan trọng. Các bạn nên tham khảo lịch sử địa chất khu vực lô đất của các bạn, tham khảo thêm các thiết kế móng gia đình hàng xóm nằm trong khu vực đó là những ví dụ rất cụ thể và quan trọng. Thực hiện khoan thăm dò đánh giá giúp xác định được đúng địa chất, đưa ra phương án thi công móng hợp lý nhất. Lưu ý và mẹo nhỏ để nhận biết khi chúng ta sử dụng máy khoan đất như sau

  • => Khi khoan xuống chưa đến 1,5m mà đất nhão tức là đất yếu thì ta đổ đất và bơm cát nhất là các vùng miền Tây hay Bình Tân , Cần Giờ TPHCM chúng ta sử dụng ép cọc khoan nhồi hay đóng Cừ Tràm giá hiện nay khoảng 10k/cây công đóng 10k/cây. Miền Bắc như Thái Bình, Nam Định ta sử dụng cọc Tre
  • => Nếu nền đất yếu kho dày từ khoảng 3m trở xuống thì gọi là đất quá yếu cách tốt nhất để không hỏng hóc nứt tường móng thì cách tốt nhất nên sử dụng ép cọc khoan nhồi nhất là khi xây những mẫu nhà đẹp 2 tầng trở lên
  • => Trong một số trường hợp khoan đất thấy không dày lắm khoảng 2m đến 3m móng yếu mà cần xây nhà phố 3 tầng đẹp trở lên ta nên sử dụng móng bè chắc chắn hơn so với móng cọc nhưng lưu ý khi khoan đất đào móng tránh địa chấn làm ảnh hưởng nhà hàng xóm bên cạnh.
  • => Riêng đối với các kiến trúc nhà cấp 4 mái thái lợp ngói hay biệt thự villa trệt nếu đất tốt cứng cấp thì xử lý móng băng cần thì gia cố đà kiềng là chắc chắn rồi không cần phải ép cọc hay móng bè gì thêm cho tốn kém

ban-ve-mong-nha-cap-4-xay-dung-nha-dep

Công tác thi công móng trường học

Các thiết kế xây dựng nhà ở dân dụng hay bất kỳ một công trình nhà chung cư, nhà nghỉ, khách sạn cao tầng nào từ trước tới nay việc thi công móng được coi là quá trình bắt đầu xây dựng. Xem ngày động thổ móng nhà thi công đổ bên tông sàn cũng được chọn lựa theo độ tuổi của chủ đầu tư, chọn ngày tốt giúp quá trình tiến độ xây nhà đẹp được thuận lợi. Việc khảo sát chọn lựa được kết cấu móng và phương án thi công cũng là một phần để các bạn có thể tính toán được tổng chi phí xây dựng, có sự chuẩn bị từ trước để tính toán từng phần chọn lựa phong cách thiết kế, hoặc sử dụng thêm các biện pháp giảm giá thành.

ban-ve-mong-nha-cap-4-do-be-tong-san

Đổ sàn bê tông xong phần móng

>>> Xem thêm bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở và các chủng loại vật tư đơn giá xây dựng phần thô cũng như xây nhà trọn gói tại TP HCM quý 4 năm 2017

Một số chia sẻ của chúng tôi trong chuyên mục cẩm nang xây nhà và quy trình thiết kế thi công móng trong quá trình thực hiện xây dựng các mẫu thiết kế chủ đầu tư giao hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các thiết kế móng nhà. Từ bản vẽ móng băng tới thiết kế móng cọc khoan nhồi, cấu tạo móng đơn, móng cốc hay cấu tạo bản vẽ móng bè.. khi nhu cầu thiết kế kinh nghiệm xây nhà đẹp mới hiện nay.

THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP MỚI 2018

Check Also

chi-phi-xay-nha-cap-4-100m2-0b4d73859669-825x510

Ngân Sách Xây Nhà Cấp 4 Bao Nhiêu Tiền ?

Bạn có kinh phí ít. Đừng lo, nhà cấp 4 là sự lựa chọn hoàn …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *