Home / Công ty thiết kế nhà / 9 tư vấn sâu sắc nhất trước khi học ngành kiến trúc nội thất

9 tư vấn sâu sắc nhất trước khi học ngành kiến trúc nội thất

1. Ngành kiến trúc nội thất không phải có năng khiếu mới học được, chỉ là nếu có năng khiếu thì thuận lợi hơn chút.

Thứ nhất nghề kiến trúc nội thất là công việc thiết kế một không gian, một giải pháp cụ thể về không gian đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ. Một khi đó là giải pháp thì tất yếu có những nguyên tắc chung, kiến thức chung để nhiều người học hỏi và vận dụng, không phải có năng khiếu mới nghĩ ra.

Thứ hai, trong ngành kiến trúc nội thất bên cạnh yếu tố mỹ thuật còn có yếu tố kỹ thuật, hai yếu tố này quan trọng như nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người có năng khiếu lại kém hơn về khả năng tư duy kỹ thuật, phân tích, lập luận…(người trội não trái hơn não phải), còn người kém năng khiếu hội họa thì lại có các khả năng này tốt hơn. Bạn có thể thấy rõ có trường đại học kiến trúc nội thất nào chỉ tuyển sinh kỳ thi với môn năng khiếu không, không có, chắc chắn còn có các môn toán, lý…để xét khả năng đầu vào.

Còn trong thực tế làm việc một nhà thiết kế kiến trúc hay một nhà thiết kế nội thất có thể thiết kế mặt thẩm mỹ kém hơn nhưng họ nắm chắc về kỹ thuật, công năng, vật liệu, quy trình thi công, đảm bảo tính chính xác khi thi công, đem lại những giải pháp kỹ thuật hiệu quả chắc chắn…thì luôn tạo ra sự yên tâm cho khách hàng hơn so với một nhà thiết kế kiến trúc nội thất chỉ biết làm đẹp trên bản vẽ, công trình được thi công cuối cùng mới là kết quả chính xác thể hiện khả năng. Đó là lý do người có năng khiếu và người không có năng khiếu đều có cơ hội học và làm ngành kiến trúc nội thất.

sinh-vien-kien-truc-nhan-thiet-ke-nha-hoc-nganh-kien-truc-noi-that-lam-gi-e1465893120824

Bạn cũng nên tham khảo bài viết những điều cần biết nếu muốn theo nghề thiết kế nội thất

2. Học ngành kiến trúc nội thất có 2 yếu tố quan trọng nhất là mỹ thuật và kỹ thuật

Mỹ thuật và Kỹ thuật có vai trò như nhau và buộc phải nắm cả hai. Mỹ thuật đem lại vẻ đẹp cho không gian qua các yếu tố bố cục, hình khối, màu sắc, ánh sáng; Kỹ thuật trong ngành kiến trúc nội thất gồm: sử dụng các công cụ, phần mềm vẽ kỹ thuật, am hiểu vật liệu và sử dụng vật liệu hiệu quả, am hiểu kết cấu hạ tầng, am hiểu phương pháp thi công, tổ chức và quản lý thi công hiệu quả… Hầu hết các trường đại học ngành kiến trúc nội thất đều không cung cấp cho sinh viên đủ hai nhóm kiến thức này, do vậy ngay từ đầu bạn phải tìm các phương pháp để trau dồi học hỏi từ bên ngoài. Nếu theo học ngành kiến trúc nội thất bạn phải chú ý đến cả hai nhóm chuyên môn này, tuyệt đối không được xem trọng một bên nào hơn. Bên cạnh nắm chắc chuyên môn về Mỹ Thuật và Kỹ Thuật bạn cần có các kiến thức kỹ năng khác như Phong Thủy, quản lý dự án…

3. Học ngành kiến trúc nội thất: kiến trúc là kiến trúc mà nội thất là nội thất

Ngành kiến trúc nội thất là cách nói tóm gọn, thực tế ngành kiến trúc khác ngành thiết kế nội thất, nghề thiết kế kiến trúc khác nghề thiết kế nội thất, hoàn toàn không phải là một. Trong thực tế có những người làm được cả thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất nhưng thực tế chỉ có nhà thiết kế kiến trúc mới làm tốt về kiến trúc và ngược lại nhà thiết kế nội thất làm tốt nhất trong nghề của họ. Thiết Kế Kiến Trúc đảm nhiệm thiết kế ngôi nhà từ khi nó chỉ là mảnh đất không để tạo nên một ngôi nhà có phần xây dựng hoàn thiện. Khi ngôi nhà đã xây dựng nhưng lại trống trơn chỉ có 4 bức tường nên cần người Thiết Kế Nội Thất làm đẹp và tạo công năng tối ưu cho ngôi nhà tạo nên linh hồn và tiện nghi sinh hoạt cho ngôi nhà. Cả hai ngành đều có những chuyên môn kiến thức khác nhau, cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Do vậy ngay từ đầu khi định học ngành kiến trúc nội thất thì bạn nên xác định mình mong muốn trở thành nhà thiết kế kiến trúc hay nhà thiết kế nội thất để thi đúng ngành và học đúng chuyên môn cần thiết. Nhiều sinh viên không xin được việc chính vì họ chưa rõ sau khi học ngành này ra trường họ sẽ làm kiến trúc hay nội thất hoặc họ nghĩ có thể làm cả hai.

sinh-vien-kien-truc-nhan-thiet-ke-nha-hoc-nghe-thiet-ke-noi-that-kien-truc-e1465893826341

4. Học đại học ngành kiến trúc nội thất liệu đã làm được nghề?

Chắc chắn là không, không những kiến thức đào tạo trong trường đại học đều là lý thuyết mà còn thiếu hụt cách trầm trọng, vẫn có những trường đại học đào tạo kiến trúc nội thất không phân biệt được ngành nghề đào tạo, rất mơ hồ về nhu cầu thực tế của ngành, công việc thiết kế nội thất cần gì, ra trường sẽ làm gì, khách hàng cần giải pháp thế nào…?

Mới đây tháng 03/2016 trường Đại học Kiến Trúc TP HCM xin với bộ giáo dục mở thêm đào tạo một ngành mới là Ngành Kiến Trúc Nội Thất mặc dù trường này đã đào tạo Ngành Kiến Trúc và Ngành Nội Thất, nếu tôi là người quyết định của Bộ tôi không đồng ý tổ chức đào tạo Khoa Kiến Trúc Nội Thất. Nếu ý của Đại học Kiến Trúc TP HCM là sẽ đào tạo cả Kiến trúc và Nội thất với hàm ý đào tạo như vậy để sinh viên có nhiều cơ hội sau khi ra trường, có thể làm được cả hai nghề thì cũng là ý tốt. Nhưng thực tế trường Đại học Kiến Trúc xin tổ chức đào tạo ngành kiến trúc nội thất vì Ngành Thiết Kế Nội Thất của trường từ trước tới giờ chỉ đào tạo về mặt thẩm mỹ, không đào tạo chuyên môn về công năng, thẩm mỹ mà trong thực tế điều này cần thiết như AWE đã đề cập ở phần 2 nên trường muốn đào tạo ngành kiến trúc nội thất với đầy đủ kiến thức hơn. Điều này thật quá khó hiểu, cả ngành thiết kế nội thất và ngành thiết kế kiến trúc đều cần có 2 nhóm chuyên môn là Mỹ Thuật và Kỹ Thuật mà đến dân thường cùng hiểu nhưng:

  • Thứ nhất ngành kiến trúc khác ngành nội thất, hai ngành khác nhau, cả hai ngành đều cần có các yếu tố làm đẹp, thẩm mỹ và cả yếu tố công năng, kỹ thuật nhưng khác nhau nên không nên đào tạo ngành Kiến Trúc chung với Nội Thất. Yếu tố thẩm mỹ trong ngoại thất là hình dáng kết cấu bên ngoài ngôi nhà, yếu tố thẩm mỹ của nội thất là bố cục, hình dánh đồ đạc bên trong. Yếu tố kỹ thuật của ngoại thất là kết cấu tường, là gạch đá xi măng…trong khi yếu tốt kỹ thuật của nội thất là công năng sinh hoạt bên trong ngôi nhà sao cho tiện nghi thoải mái, là vật liệu nội thất, thi công…
  • Thứ hai đến giờ Đại học Kiến trúc TP HCM vẫn chỉ đào tạo có mỗi Mỹ Thuật và vừa mới nhận ra còn đào tạo thiếu kiến thức Kỹ Thuật cho sinh viên ngành Thiết Kế Nội Thất (các kiến thức về công năng, kỹ thuật, vật liệu…)
  • Thứ ba khi đào tạo thiếu tại sao không nghĩ đến phương án bổ sung môn học ngành Thiết Kế Nội Thất và lại nghĩ tới việc mở thêm một ngành mới là ngành Kiến Trúc Nội Thất. Vậy những người đã đang và sẽ học đại học ngành Thiết Kế Nội Thất vẫn luôn chỉ học được một nửa thứ cần học và không hề biết gì về một nữa còn lại, khi ra trường sao có thể làm việc được.

Thiết nghĩ các trường đại học ngành kiến trúc nội thất còn mơ hồ về ngành đào tạo, không rõ nhu cầu thực tế của ngành, chưa biết cần đào tạo chuyên môn gì….thì sao có thể đào tạo nên đội ngũ nhân lực có thể đảm nhiệm được công việc sau ra trường. Tham khảo ý kiến của đại học Kiến Trúc TH HCM tại đây

5. Ngành kiến trúc nội thất không dành riêng cho con trai nhưng phái nam lại thuận lợi hơn là nữ khi theo nghề

sinh-vien-kien-truc-nhan-thiet-ke-nha-nganh-kien-truc-noi-that

Xét về mặt chuyên môn, khả năng mỹ thuật của nam và nữ là như nhau, không ai có thể khẳng định nam giới có khả năng thẩm mỹ tốt hơn nữ, còn xét về mặt kỹ thuật thì nữ giới có phần tiếp thu kém phái nam chút nhưng sự chăm chỉ hơn sẽ san bằng được chênh lệch này. Ngành kiến trúc nội thất mở rộng và dành cho bất kỳ ai đam mê nó, ở các nước hiện đại tỷ lệ nam và nữ làm trong ngành này gần như bằng nhau. Nhưng tại Việt Nam vẫn còn tỷ lệ không nhỏ người dân có thói quen, tâm lý chưa tin tưởng phái nữ trong các công việc mang tính kỹ thuật, khách hàng thích các thiết kế nam tư vấn và đảm nhiệm công trình hơn…. nên dẫn đến các bạn nam làm nghề kiến trúc nội thất thuận lợi và dễ vươn xa hơn bạn nữ. Hy vọng với niềm đam mê không phân biệt giới tính và sự thông thoáng trong suy nghĩ sẽ làm cho cơ hội trong ngành thiết kế nội thất không còn sự phân biệt này nữa.

6. Ngành kiến trúc cần có bằng cấp nhưng ngành thiết kế nội thất thì không

Ngoài đại học ngành thiết kế kiến trúc thì vẫn có những hình thức đào tạo hiệu quả khác để bạn có chuyên môn làm nghề. Nhưng đặc thù ngành này liên quan đến việc thiết kế và xây dựng một ngôi nhà phải đảm bảo sự bền vững ổn định (không sụp đổ nguy hiểm tính mạng) nên Luật pháp yêu cầu cần có những chứng chỉ và bằng cấp của trường chính quy để đứng vai trò chủ trì công trình và công trình mới được cấp phép xây dựng. Do vậy tuy có thể đủ chuyên môn nhưng nếu không có bằng đại học hay chứng chỉ chính quy thì có thể làm thiết kế kiến trúc được nhưng bị hạn chế. Trong khi nghề thiết kế nội thất lại không có các yếu tố xây dựng, chỉ cần có chuyên môn không cần bằng đại học thiết kế nội thất bạn hoàn toàn tự do phát triển và tỏa sáng trong nghề mình làm.

7. Làm nghề thiết kế nội thất hoặc nghề kiến trúc 100% có việc làm, lương cao

Ngành thiết kế nội thất đang khát nhân lực nên việc kiếm việc làm không hề khó, thậm chí nhiều công ty không cần yêu cầu bằng cấp, nhất là đối với nghề thiết kế nội thất. Còn mức lương thì sao, lương cho nhà thiết kế nội ngoại thất từ 8-30 triệu tùy khả năng, kinh nghiệm và đây là mức lương cao trong mặt bằng các ngành nghề tại Việt Nam. Nghề thiết kế nội thất hoặc kiến trúc có công việc tự do khá nhiều nên bạn có nhiều cơ hội làm dự án ngoài để có thu nhập bên cạnh một công việc ổn định tại công ty.

8. Nghề thiết kế nội thất, nghề thiết kế kiến trúc có sự phân loại trình độ cao

Có hàng trăm người làm nghề thiết kế nội thất đã học cùng tốt nghiệp với bằng cấp đại học như nhau, cùng có số năm kinh nghiệm như nhau nhưng khả năng cũng như thu nhập chênh lệnh nhau khá nhiều. Do vậy để theo học ngành kiến trúc nội thất sau ra trường vẫn đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi để tiến xa trong nghề.

9. Nghề thiết kế nội thất, nghề thiết kế kiến trúc không phải việc nhàn

Vẫn có một số bạn hiểu lầm nghề thiết kế nội thất và nghề thiết kế kiến trúc có công việc chủ yếu là sáng tạo và vẽ nên nghĩ rằng nếu có năng khiếu thì công việc sẽ nhàn. Thứ nhất công việc sáng tạo không hề đơn giản như bạn nghĩ vì không phải bạn đang thiết kế cho mình mà sáng tạo cho khách hàng, tìm giải pháp cho khách hành. Nhưng những gì AWE tư vấn cho bạn từ đầu tới giờ cho thấy nghề thiết kế nội thất và nghề thiết kế kiến trúc phải làm những việc về mỹ thuật và kỹ thuật. Vậy công việc cụ thể của nghề thiết kế nội thất làm gì có thể tóm gọn gồm 14 việc làm chính như sau:

  • Giám sát, khảo sát thực trạng công trình ban đầu
  • Lắng nghe các yêu cầu của khách hàng
  • Lên phương án và tư vấn tới khi có sự thống nhất hoàn toàn về công việc
  • Bố trí mặt bằng và trao đổi với khách hàng để chốt mặt bằng
  • Phác thảo bản vẽ đầu và chờ phản hồi
  • Triển khai bản vẽ thiết kế song song cùng sự trao đổi với khách hàng
  • Chốt bản vẽ thiết kế 3d
  • Tư vấn và giúp khách hành lựa chọn vật liệu cho công trình
  • Thực hiện bản vẽ kỹ thuật
  • Tính khối lượng và lập dự toán (phần này có thể do bộ phận khác làm)
  • Lựa chọn giải pháp thi công, lên phương án và kế hoạch thi công
  • Giám sát quá trình sản xuất
  • Giám sát thi công
  • Theo dõi bảo hành công trình thiết kế thi công

Hy vọng 9 tư vấn trên giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành dự định học. Chúc bạn tỏa sáng trong ngành kiến trúc nội thất.

AWE.EDU.VN

Check Also

thue-kien-truc-su-o-ha-noi-hoangthuchao

KTS Hoàng Thúc Hào: Không làm thuê, vì làm thuê khó tâm huyết

Sau gần hai mươi năm làm nghề, sở hữu rất nhiều giải thưởng, luôn bận …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *