Home / Nhà cấp 4 / QUY TRÌNH XÂY NHÀ TỪ MÓNG ĐẾN MÁI – Phần 3

QUY TRÌNH XÂY NHÀ TỪ MÓNG ĐẾN MÁI – Phần 3

Chào các bạn!

Trong bài trước chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn quy trình xây nhà từ móng đến mái-cọc bê tông. Hôm nay chúng tôi chia sẽ tiếp quy trình xây nhà bền đẹp từ móng đến mái-các loại móng nhà.

2. Các loại móng nhà.

Móng nhà các loại là bộ phận dưới nằm dưới cùng của nhà để truyền toàn bộ tải trọng (trọng lượng) của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà.

Nền móng là bộ phận rất quan trọng của ngôi nhà, nếu nền móng hỏng thì việc sửa chữa rất khó khăn, tốn kém, nhiều khi phải dỡ bỏ cả nhà để làm lại. Nhiều công trình báo chí đưa tin vừa xây xong bị xập hoàn toàn hoặc bị lún nứt là bởi vì móng nhà không đủ khả năng chịu được tải trọng của thân nhà phía bên trên. Vì vậy việc chọn loại móng nhà nào phải được tính toán một cách cụ thể, chính xác, quá trình thi công phải được giám sát nghiêm ngoặc bởi những người có kiến thức chuyên môn. Việc tính toán chọn đúng loại móng còn tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí để xây nhà.

2.1 Các loại móng trong xây dựng bao gồm: Móng nông và móng sâu.

Móng nông: Móng nông xây dựng trong hố lộ thiên có chiều sâu so với mặt đất tự nhiên 1.5-3m. Trong một số trường hợp đặc biệt nó không có sự phân biệt rõ ràng nào. Móng nông bao gồm các loại móng đơn, móng băng, móng bè.

Móng sâu: Trong quá trình thi công không cần phải đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công chuyên dụng để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Móng sâu bao gồm các loại cọc bê tông, cọc cát, cọc xi măng….

Trong xây dựng nhà ở hiện nay, Móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc bê tông được sử dụng rộng rải nhất.

Móng đơn: Móng độc lập nằm dưới mỗi cột, thường được sử dụng trong các ngôi nhà từ 1-3 tầng có tải trọng nhỏ và phải được đặt trên nền đất ổn định. Thường được sử dụng cho nhà xưởng có địa chất tốt, bề rộng nhà lớn, chiều cao tầng thấp ít chịu tải trọng ngang.

mong-nha-cap-4-sau-bao-nhieu-7cf335bd-2f89-4050-9286-347c777295e3

Móng đơn

Móng băng: Móng băng nằm dưới dãy cột và tường liên kết các cột với nhau tạo thành một khối chịu lực, tùy theo tính toán tải trọng và địa chất dưới móng mà có thể là móng băng theo một phương của nhà hay móng băng theo hai phương của nhà (gọi là móng băng giao thoa).

Cũng giống như móng đơn là không sử dụng trên nền đất yếu, không ổn định. Tuy nhiên nếu trên nền đất tốt móng băng giao thoa cho phép xây dựng nhà đến 5 tầng.

mong-nha-cap-4-sau-bao-nhieu-bf205863-ed19-440d-a021-db95503a5506

Móng băng giao thoa

Móng cọc: Ngoài các loại móng nhà trong xây dựng nêu trên, khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp kết cấu tối ưu nhất cho công trình. Với ưu điểm là thích hợp với mọi loại địa chất, mọi quy mô công trình, cực kỳ ổn định về kết cấu tuy nhiên loại móng này cũng có nhược điểm là kết cấu phức tạp, khó thi công, giá thành cao,…

mong-nha-cap-4-sau-bao-nhieu-dc0d35f1-8b03-467b-b031-d3c1717ed5b1

Móng cọc

2.2 Quy trình thi công móng nông được thực hiện như sau:

Đối với thi công móng đơn, móng băng thì công việc đầu tiên là giác móng xác định tim trục trên mặt bằng, sau đó tùy theo khối lượng đào nhiều hay ít, mặt bằng rộng hay hẹp mà có phương án đào đất bằng máy hay bằng thủ công.

Các công trình xây chen thì việc sụt lỡ vách đất thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến các nhà xung quanh nên trong quá trình đào đất cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này để có biện pháp chống đỡ vách đất cho hợp lý.

Một số công trình thiết kế không có hồ sơ khảo sát địa chất đất nền (đặc biệt là các nhà ở) phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của đơn vị tư vấn thiết kế và đơn vị thi công. Vì vậy vai trò của chuyên gia trong vấn đề thiết kế và thi công các loại móng nông là cần thiết hơn bao giờ hết.Trong quá trình đào đất thường xuyên kiểm tra lại kích thước hố đào tương ứng với kích thước móng.

Việc gia công lắp dựng cốt pha và cốt thép cho móng nông cần chú ý đến cốt thép dầm móng băng, vì đây là cấu kiện chịu tải trọng ngược trong đó đất nền là tải và các gối tựa là các chân cột vì vậy nên cần phải đặt thép và neo thép cho phù hợp.

Ngoài ra cốt thép móng cần phải định vị, cắt nối như thế nào và hàng loạt vấn đề liên quan nữa để đảm bảo sự bền chắc cho phần đế quan trọng của ngôi nhà.

Tiếp theo là công tác đổ bê tông, phải chú ý đến việc cấp phối cốt liệu tương ứng với mác bê tông thiết kế móng.

Sau khi đổ bê tông móng xong thì tiến hành tháo cốp pha móng và lấp đất móng chuẩn bị cho công tác cốt pha, cốt thép, bê tông đà kiềng. Đối với công tác thi công đà kiềng cần chú ý đến các vị trí ống thoát nước mưa, ống thoát phân để có phương án thi công thích hợp mà không ảnh hưởng đến khả năng thoát nước. Nhiều công trình làm xong đến lúc đi ống nước mưa hoặc nước thải không thể đi được,…

Quy trình thi công phần đài cọc cho móng sâu cũng tương tự như móng nông, nhưng đối với những nơi làm móng sâu thường có nền đất rất yếu nên công tác chống đỡ thành hố đào cần phải cẩn thận hơn.

Như vậy là chúng tôi đã chia sẽ hết những điều cơ bản nhất trong quy trình xây dựng nhà bền đẹp-phần móng.

Chúc bạn có được những kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho công việc xây dựng ngôi nhà của mình, tiếp theo chúng tôi chia sẽ tiếp quy trình xây nhà bền đẹp-phần khung mời các bạn đón đọc.

Ks Phạm Quốc Văn

WWW.XAYNHABENDEP.NET

Check Also

chi-phi-xay-nha-cap-4-100m2-0b4d73859669-825x510

Ngân Sách Xây Nhà Cấp 4 Bao Nhiêu Tiền ?

Bạn có kinh phí ít. Đừng lo, nhà cấp 4 là sự lựa chọn hoàn …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *