Home / Công ty xây dựng / Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp 2014

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp 2014

cac-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-o-viet-nam-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-e1522048726956

> Thành lập công ty > Thành lập công ty TNHH > Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp 2014

PHÂN TÍCH MỚI NHẤT CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Tiếp theo nội dung về loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty TNHH Tư Vấn Sao Thuỷ – MERCLAW sau đây sẽ giới thiệu tiếp cho Quý Khách Hàng những quy định pháp luật Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp 2014.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho Quý Khách Hàng những nội dung tổng quát nhất về loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng như những ưu điểm và nhược điểm của loại hình này khi so sánh với Công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần.

Danh mục từ viết tắt:

Trách nhiệm hữu hạn: TNHH

Thành Viên: TV

Hai Thành Viên: HTV hoặc 2 TV

Hội Đồng Thành Viên: HĐTV

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về loại hình công ty TNHH 2 thành viên thì trước tiên cần làm rõ khái niệm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó ch s hu công ty và công ty là 02 thực thể pháp lý hoàn toàn tách biệt nhau.

Xét về tư cách pháp lý, công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Trách nhiệm hữu hạn thể hiện trên phương diện về khả năng chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của công ty. Theo đó, công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ và các đồng chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không vượt quá 50;

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

cac-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-o-viet-nam-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len

Có tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên. Thành viên công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân;

Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân;

Công ty TNHH 2 thành viên không được quyền phát hành cổ phần;

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp như quy định tại Mục …

Vốn điều lệ của Công ty TNHH 2 thành viên tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng giá trị tài sản do các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty TNHH 2 Thành Viên.

Ưu điểm của Công ty TNHH 2 thành viên

Xuất phát từ bản chất của công ty TNHH là công ty “đối nhân” cho nên số lượng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên không được nhiều hơn 50 thành viên.

Tính chất “đối nhân” của công ty TNHH 2 thành viên được thể hiện bởi các thành viên thường là người quen biết, tin cậy lẫn nhau. Điều này dẫn đến việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như công ty cổ phần.

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào Công ty;

Huy động được nguồn vốn lớn và nhân lực từ thành viên của công ty;

Thành viên công ty có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình;

Công ty TNHH 2 thành viên có tư cách pháp nhân;

Tài sản của thành viên tách biệt rõ ràng với tài sản của công ty;

Thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình;

Hội đồng thành viên có thể thuê giám đốc hoặc tổng giám đốc với nhiệm kỳ tối đa là 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Nhược điểm của Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Công ty TNHH 1 thành viên;

Việc điều hành hoạt động của công ty phức tạp hơn so với Công ty TNHH một thành viên;

Công ty TNHH 2 TV không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn còn nhiều hạn chế;

Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty bị sẽ phải tuân thủ theo trình tự chặt chẽ do Luật Doanh nghiệp quy định.

Điểm giống nhau giữa Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần

Thành viên và cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân;

Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của thành viên và cổ đông;

Không hạn chế thời gian hoạt động;

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại;

Thành viên hoặc cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Điểm khác nhau giữa Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Tiêu chí so sánh Công ty TNHH HTV Công ty cổ phần
1 Số lượng thành viên/ cổ đông Số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên Sổ lượng cổ đông tổi thiểu là 03 và không giới hạn tối đa
2 Chuyển nhượng phần vốn góp/ cổ phần Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3 Khả năng huy động vốn Không được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn Có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn
4 Cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất Hội Đồng Thành Viên Đại Hội Đồng Cổ Đông

Tư cách pháp nhân của Công ty TNHH 2 thành viên đảm bảo cho tài sản riêng của các thành viên được an toàn hơn khi có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản riêng của thành viên.

Sự tách bạch về tài sản được thể hiện ở chỗ các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.

Điều này có nghĩa nếu như không trả được nợ đến hạn mà công ty bị chủ nợ thưa thì nó sẽ có thể mất sạch tài sản (phá sản). Thế nhưng những người đã bỏ tiền lập ra chúng chỉ bị mất hết số tiền họ đã bỏ vào đó mà thôi, không phải lấy tiền từ nhà ra để trả cho hết số tiền mà công ty nợ các chủ nợ.

Việc có số lượng thành viên tối đa là 50 thành viên làm cho công ty dễ dàng huy động vốn, kịp thời tăng vốn để đáp ứng nhu cầu và hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn hết, các thành viên của công ty có thể kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng, tặng cho, trả nợ và thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty bằng các quy định nghiêm ngặt của Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nếu được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Tên Công ty TNHH 2 thành viên

Không bị trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác và sẽ gồm có các loại tên sau đây: Tên Công ty TNHH 2 thành viên tiếng Việt, Tên Công ty TNHH 2 thành viên tiếng Anh và Tên Công ty TNHH 2 thành viên viết tắt.

Nếu Quý Khách Hàng vẫn chưa có tên Công ty TNHH 2 thành viên hoặc không biết cách đặt tên như thế nào, chúng tôi sẽ giúp Quý Khách Hàng tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để giúp Quý Khách Hàng lựa chọn và chọn được tên Công ty TNHH một TV mà Quý Khách Hàng ưng ý, đồng thời tránh việc tên công ty của Quý Khách Hàng vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp. Quý Khách Hàng có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp, tên công ty để có thể biết được tên doanh nghiệp, tên công ty của mình có bị trùng hay không.

Tham khảo: Thủ tục thay đổi tên Công ty TNHH 2 thành viên

Trụ sở công ty

Trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của công ty.

Nếu Quý Khách Hàng dự định dùng nhà tập thể hoặc chung cư để làm địa chỉ trụ sở chính của Công ty TNHH 2 thành viên, Quý Khách Hàng nên liên hệ với chúng tôi thật sớm để giúp Quý Khách Hàng. Vì không phải nhà tập thể hoặc chung cư nào cũng được phép sử dụng để làm trụ sở chính của Công ty TNHH 2 thành viên.

Tham khảo: Thủ tục thay đổi trụ sở Công ty TNHH 2 thành viên

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh được chia ba (03) nhóm chính:

1. Nhóm ngành nghề cấm kinh doanh;

2. Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; và

3. Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh.

Đối với nhóm ngành nghề cấm kinh doanh: Đây là nhóm các ngành nghề có thể gấy ra phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội…

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Ngành nghề kinh doanh Quý Khách Hàng dự định đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Để biết ngành nghề kinh doanh của Quý Khách Hàng có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, MERCLAW xin mời Quý Khách Hàng tham khảo bài viết Ngành nghề kinh doanh của chúng tôi.

Đối với nhóm ngành nghề tự do kinh doanh: Luật Doanh nghiệp mới nhất 2014 đã quy định doanh nghiệp được quyền “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm”. Do đó, nếu ngành nghề mà Quý Khách Hàng dự định đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Quý Khách Hàng chỉ cần đăng ký mã ngành nghề kinh doanh là đủ.

Chúng tôi sẽ giúp Quý Khách Hàng tra cứu ngành nghề kinh doanh miễn phí, chỉ ra ngành nghề nào thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như tư vấn và hướng dẫn Quý Khách Hàng cách thực hiện để đáp ứng điều kiện đó và giấy phép con nếu có.

Tham khảo: Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 2 Thành Viên

Vốn điều lệ của Công ty TNHH 2 Thành Viên

Vì mức vốn Quý Khách Hàng dự định đăng ký có quan hệ mật thiết đến ngành nghề kinh doanh và thuế môn bài hàng năm cho nên trước khi bắt đầu kinh doanh hãy để chúng tôi tư vấn cho Quý Khách Hàng thật chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi hay gặp câu hỏi “Vốn điều lệ tối thiểu của Công ty TNHH 2 thành viên là bao nhiêu? Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần bao nhiêu vốn?”

Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, trừ khi ngành nghề đăng ký kinh doanh của Quý Khách Hàng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Tham khảo: Th tc tăng vn điu l | Th tc gim vn điu l

Nếu như trong Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tại Khoản 7, Điều 4 “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” thì đến Luật Doanh nghiệp 2014 khái niệm về Vốn pháp định đã không còn nữa.

Nguyên nhân của việc bãi bỏ quy định về vốn pháp định được thực hiện trên cơ sở của Điều 33 Hiến pháp 2013:

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

Sau đó được khẳng định lại tại Khoản 1, Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014:

Doanh nghiệp tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm

Như vậy, yêu cầu về vốn pháp định đã có sự chuyển biến từ việc đặt ra mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp thì nay yêu cầu này được đặt ra khi đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Trên thực tế, hiện nay tồn tại rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định nằm rải rác trong những văn bản dưới luật trong những phạm vi và lĩnh vực do các cơ quan ban ngành quản lý và Quý Khách Hàng có thể tham khảo Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định tại đây.

Lưu ý rằng Danh mục trên chỉ nhằm mục đích tham khảo vì có những ngành nghề mà hiện nay mức vốn pháp định đã thay đổi hoặc có thể sẽ tiến đến bãi bỏ với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của những người đứng đầu các Bộ, ngành.

Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Tổ chức, cá nhân không có quyền góp vốn, mua phần vốn góp

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tham khảo: Thủ tục thay đổi thành viên Công ty TNHH 2 thành viên

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005 khi cho phép Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có nhiều Người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều 13.

Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Tham khảo: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau đây:

Hội đồng thành viên;

Chủ tịch Hội đồng thành viên;

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; và

Kiểm soát viên/ Ban Kiểm soát.

cac-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-o-viet-nam-co-cau-to-chuc-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien

Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2 thành viên

Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Chủ tịch hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch HĐTV.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện như sau:

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Kiểm soát viên / Ban kiểm soát

Công ty dưới 11 thành viên: Hội Đồng Thành Viên căn cứ vào quy mô công ty quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên hay không. Số lượng Kiểm soát viên được bổ nhiệm là 01 Kiểm soát viên.

Công ty có từ 11 thành viên trở lên: Hội Đồng Thành Viên phải thành lập Ban Kiểm Soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên.

Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ

Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội Đồng Thành Viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Biên bản họp Hội đồng thành viên

Quyết định của Hội đồng thành viên

Biên bản họp và Quyết định của HĐTV v/v bổ nhiệm Giám Đốc/ Tổng Giám Đốc/ Kiểm soát viên

Tải về mẫu Hợp Đồng chuyển nhượng vốn

Với những phân tích và tổng hợp toàn bộ những vấn đề về Công ty TNHH 2 thành viên của MERCLAW như trên, chúng tôi hi vọng Quý Khách Hàng đã có cái nhìn tổng quan về loại hình Công ty TNHH 2 thành viên.

Quý Khách Hàng cần xin cấp Giy chng nhn đăng ký doanh nghip Công ty TNHH Hai Thành Viên? Hãy liên hệ ngay cho MERCLAW. Bởi vì chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thành lập công ty TNHH hai thành viên trọn gói giá rẻ #1 TPHCM.

cac-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-o-viet-nam-dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien

Hiện, chúng tôi chủ yếu phục vụ thị trường thành lập công ty tại TPHCM và các tỉnh/ thành phố lân cận như Bình Dương, Long An, Vũng Tàu. Đối với các tỉnh/ thành phố khác sẽ căn cứ theo thoả thuận giữa Quý Khách Hàng và MERCLAW.

TƯ VẤN SAO THUỶ

Check Also

thiet-ke-phong-khach-dep-co-cau-thang-khuyEn-mAi-2017-1-

Giá xây nhà trọn gói 2018 – BẢO HÀNH 10 NĂM

– Đối với người Việt Nam, xây dựng nhà ở dân dụng là một việc …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *