Trên thực tế ở các vùng nông thôn các bác thợ không cần đến bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 cũng như không am hiểu nhiều về kỹ thuật. Nhưng lại thừa kinh nghiệm để xây hết từ nhà này sang nhà khác. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi các bác thợ am điểu địa hình và nền đất ở khu vực đó nên cứ áp dụng cho cả vùng.
Liệu chỉ dựa vào kinh nghiệm đã đủ để móng gạch nhà cấp 4 chắc chắn chưa?
Vậy móng nhà là gì: Móng bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất và truyền tải trọng xuống nền đất.
Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền đất và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.
Nếu nền tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
Móng cứng làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép,… Móng bê tông ít cốt thép rất ít được dùng, vì không kinh tế.
So sánh bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 với các loại móng nhà dân dụng khác, móng cứng có thể là móng đơn, móng băng…móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chịu uốn kém do vậy ta phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng để đưa ra biện pháp xử lý móng sao cho hợp lý.
Ưu điểm bản vẽ móng gạch nhà cấp 4
Bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 được thiết kế xây trên nền đất tốt, nền đất thổ vô cùng chắc chắn.
Móng gạch nhà cấp 4 thường được thiết kế cho nhà ở có số diện tích nhỏ và ít tầng có địa hình đồi núi xa trung tâm và được thiết kế với hình khối đơn giản.
Bản vẽ kết cấu móng gạch nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí xây dựng và chi phí vận chuyển cũng như thi công
Nhược điểm của bản vẽ móng gạch nhà cấp 4:
Sử dụng bản vẽ móng nhà cấp 4 cho diện tích đất rộng thì sẽ gây lãng phí rất nhiều gạch.
Móng gạch sử dụng cho các mẫu nhà cấp 4 diện tích nhỏ thời gian sử dụng ngắn
Nếu bản móng quá lớn trên 1.5m nên sử dụng móng bằng bê tông cốt thép.
Phạm vi áp dụng bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 sử dụng cho các công trình?
Bản vẽ cấu tạo móng gạch là loại móng phổ biến trong nhà dân dụng vì:
- Thích hợp với xây dựng thủ công
- Tận dụng được nguyên liệu địa phương
Bản vẽ móng gạch nhà dân sử dụng cho nền đất thổ cứng như ở các tỉnh miền núi địa hình xa trung tâm quá trình vận chuyển khó khăn.
Đặc biệt rất thích hợp cho bà con xây dựng nhà cửa ở các khu vực vùng cao, địa chất nền đất tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 rẻ tiền tiết kiệm chi phí khi chiều rộng đáy móng B ≤ 1.5cm mới kinh tế
Để phù hợp với cỡ gạch tiêu chuẩn (55x105x220), mạch vữa ngang 1.5cm, mạch vữa đứng 1.5cm, mạch vữa đứng 1cm và góc truyền lực anpha.
Các bộ phận bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 của móng gồm:
Tường móng gạch nhà cấp 4: bộ phận trung gian chuyển lực từ trên xuống và lực ngang đẩy ngang của đất và nước ngầm bao quanh tầng hầm
Đỉnh móng gạch : mặt tiếp xúc giữa móng và với tường móng hoặc kết cấu công trình
Gối móng là bộ phận chịu lực chính của móng, có dạng hình chử nhật, hình tháp, hay dậc bậc nhằm giảm áp suất truyền tải đến đáy móng.
Đáy móng gạch nhà cấp 4 nhà dân: là mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đất nền có đủ khả năng chịu lực, các lớp dưới đáy móng là lớp đất tự nhiên.
Lớp đệm tác dụng làm phẳng nhằm phân bố đều áp suất dưới đáy móng.
Chiều sâu chôn móng là khoảng cách tư đáy móng tới mặt đất thiên nhiên hoặc mặt đất thực hiện.
Bản vẽ cấu tạo móng gạch nhà cấp 4 gồm:
Chi tiết cấu tạo bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 dễ thi công
Để tiện thi công, móng cứng thường có mặt cắt hình bậc. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotgα (α là góc cứng, góc truyền lực, góc khếch tán áp lực của vật liệu). Trị số của α phụ thuộc vật liệu làm móng.
Khi thiết kế bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 ta cần có các số liệu :
Chiều rộng đáy móng: Bm
Chiều cao móng: Hm
Chiều dày tường : Bê tông móng đối xứng
Chi tiết bản vẽ móng gạch nhà cấp 4
Kích thước cơ bản và phổ biến khi áp dụng kết cấu bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 có một vài chi tiết như sau:
Chiều rộng đỉnh móng gạch xây phải rộng hơn kết cấu bên trên (chân tường hay chân cột) một cấp chẳng hạn tường 220mm thì đỉnh móng rộng 335mm (hay một hàng gạch rưỡi)
Chiều rộng đáy móng phải lớn hơn 550mm.
Do góc a của gạch xây nhỏ (<30 độ) nền móng gạch xây cần chiều sâu chứ không cần chiều rộng.
Chiều cao mỗi bậc lấy theo góc a (thông thường ta lấy chiều cao các bậc là 70, 140 hoặc lấy đều 140. Chiều rộng mỗi bậc trung bình mỗi bên rộng ¼ chiều dài viên gạch.
Bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 có 2 phương pháp giật bậc:
– Giật bậc 70-140-70-140.
– Giật bậc 140-140-140-140
Khi thiết kế móng đối xứng cần lưu ý các cấp giật
Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp
+Góc truyền lực của 2 phương pháp này là 26 độ 5 và 33 độ 5.
+Chiều rộng mỗi lần giật bằng ¼ chiều dài viên gạch (50- 60mm)
+Bậc cuối cùng của gối móng (gọi là đế móng) thường xây 3 hàng gạch (210mm) hoặc đổ bê tông đá dăm, bê tông và gạch vỡ.
Vật liệu để xây trong bản vẽ móng gạch nhà cấp 4
Hình ảnh thi công thực tế bản vẽ móng gạch nhà cấp 4
Xây móng gạch nhà cấp 4 bằng gạch đặc 75# (75kg/cm2) móng đặc sẽ làm đầm và chắc nền móng.
Vữa xi măng tỷ lệ 1:4 hoặc 1:3 tương đương 75# ÷100#(nhà cấp 2 và cấp 3) hoặc vữa tam hợp (nhà cấp 4).
Lớp đệm bằng cát đầm chặt nếu không có nước ngầm chảy): 50÷100mm hoặc bê tông gạch vỡ 100# ÷150#
B ≤1.5m. Nếu lớn hơn 1,5m nên thay thế bằng móng bê tông cốt thép (BTCT) để đảm bảo chắc chắn.
(Trong đó : B là chiều dài bản móng).
Lưu ý: Gạch xây móng phải là gạch đặc (gạch không có lỗ) bằng đất sét nung, loại A hoặc loại C, không dung gạch xilicat hoặc các loại gạch không nung khác.
Gạch xây móng phải có mác trên 75. Móng gạch xây bằng vữa xi măng- cát hoặc vữa tam hợp.
Khả năng chịu lực thẳng đứng đồng đều
Khả năng chịu lực mặt phá hoại nghiêng, chủ yếu do lực mô men uốn, chú ý khả năng chịu lực uốn kém, do đó cần chọn góc vát hay giật cấp thích hợp nhằm hạn chế sự uốn, vấn đề uốn của móng, phòng còn hơn chống.
Khi xây nhà bằng móng gạch không nên xây nhà đến 3 tầng vì kết cấu móng gạch chỉ chịu được 15 tấn/ m2. Nếu xây quá tải trọng sẽ gây dạn nứt và lún sập.
Người ta thường sử dụng bản vẽ móng gạch nhà cấp 4, vì nhà cấp 4 chiều cao tầng thấp, mức độ xây đơn giản sức chịu lực tải ít và có thời gian sử dụng ngắn.
Qua bài viết bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 được chúng tôi chia sẻ đến quý vị là những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng tôi đã để tránh tình trạng xây nhà thiếu yếu tố kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Ngoài ra, để quý vị có thể dễ dàng lựa chọn có thể tham khảo thêm bài viết các loại móng nhà dân dụng để hiểu thêm về cấu tạo của các loại móng và áp dụng cho công trình mình 1 cách linh hoạt.
Do đó, bạn và gia đình có thể lựa chọn những phương án xây móng nhà cấp 4 cho phù hợp với ngôi nhà của mình thêm chắc chắn hơn, an tâm sử dụng hơn bởi kết cấu chắc chắn.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua Hotline: 0914581221
SIÊU THỊ NHÀ MẪU