Cách bố trí cầu thang trong nhà ống hợp lý nhất. Đóng góp vai trò quan trọng trong việc liên kết gữa các tầng, không gian nhà, cầu thang là 1 thành phần không thể thiếu được trong nhà tầng, ngoài vai trò liên kết giao thông, tạo điểm nhấn cho nhà tầng, theo phong thủy cầu thang còn là nơi dẫn khí từ cửa chính lên các tầng trên của ngôi nhà.
CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG TRONG NHÀ ỐNG
Cầu thang trong phong thuỷ nhà ở và những tiêu chuẩn cần biết
Chính vì là yếu tố quan trọng của ngôi nhà,nên cầu thang luôn được kts cân nhắc rất kỹ và tính toán tỉ mỉ, về chiều cao, chiều rộng, vị trị đặt cầu thang,…., chỉ 1chút sai xót về kỹ thuật hay bố trí sai phong thủy sẽ mang đến cho người sử dụng những bất tiện và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.Cách bố trí cầu thang về kỹ thuật hay bố trí theo phong thủy cũng có những nguyên tắc cần phải tuôn thủ theo như.
Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng:
– Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay,cầu thang thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m
– Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang,được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).Trong các công trình kiến trúc,độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.
– Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
– Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
– Số bậc thang:Tổng bậc cầu thang nhà ở thường tuân theo quy luật vòng tuần hoàn Sinh–Lão–Bệnh –Tử. Lý tưởng nhất khi bậc cuối rơi vào cung “Sinh”,tương đương với các số lẻ (bội của 4 cộng thêm 1,ví dụ như 21,17…)
– Vị trí cầu thang: không nên đặt ở vị trí trung cung của ngôi nhà, thang không hướng thẳng ra cửa chính, không nên bắt đầu hoặc kết thúc ở trước nhà vệ sinh…
Bố trí cầu thang trong nhà theo phong thủy
|
Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn). Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1. Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà. Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm. Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc). Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh: – Nghiêng và gập ghềnh Nên đặt cầu thang ở đâu? Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng. Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Nhiều gia đình thường bố trí hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang. |
Cách phân chia không gian điển hình trong nhà ống
Diện tích đất tương đương nhau nhưng yêu cầu sử dụng mỗi nhà mỗi khác nên việc bố trí công năng trong nhà ống không hoàn toàn dập khuôn mặc dù cùng một hình thức là phát triển không gian sử dụng theo chiều cao.
Lấy ví dụ cùng một diện tích đất 5x20m2 nhưng có những yêu cầu về công năng, về kiến trúc rất đa dạng, đây là lúc các KTS vận dụng khả năng sáng tạo nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các gia chủ và đồng thời đưa ra nhiều phương án tối ưu nhất đem lại sản phẩm cuối cùng là một công trình hoàn hảo.
Yêu cầu 1: Nhà phố 3 tầng hiện đại
Tôi có mảnh đất 5m x 20m. Hiện muốn xây 1 căn nhà dạng biêt thự trên khu đất, bên ngoài có sân vườn với yêu cầu như sau: Tầng 1: Sẽ là cửa kính 4 cánh mở vào và nhìn thấy phòng khách. Thang kết hợp vệ sinh dưới gầm thang. Phía trong sẽ là bếp ăn. Tầng 2: Thiết kế 2 phòng ngủ, có vệ sinh chung. Tầng 3: Phòng thờ và sân phơi. Kiến trúc ngôi nhà mong muốn sẽ hiện đại và có phong cách.
Phương án của các KTS đưa ra chính là bớt một phần diện tích xây dựng của chiều dài mảnh đất để tạo sân vườn trước và sau, khoảng sân vườn này không chỉ có tác dụng trang trí hay làm đẹp, tạo góc nhìn tươi xanh từ phòng khách mà với đặc trưng mặt bằng chật hẹp, bí bách của nhà phố sát vách nhau thì sân vườn còn là nơi lấy sáng và thông gió tốt nhất cho ngôi nhà.
Các không gian sinh hoạt cần thiết như phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn….bố trí trên khu đất như trên sẽ không khó, vấn đề là thiết kế nội thất sao cho có thẩm mỹ và phong cách. Cụ thể là phòng khách phía ngoài kết hợp không gian bố trí kệ tủ tivi, dàn âm thanh. Khu bếp cũng mở cửa ra sân sau và kết hợp cửa sổ lấy tầm nhìn khi nấu.
Tầng 2 là các phòng ngủ. Vệ sinh chung đặt cùng hộp kỹ thuật để đảm bảo ký thuật về nước. Kết hợp trần thạch cao, sàn gỗ tự nhiên cửa sổ kính lớn tạo nét hiện đại.
Yêu cầu 2: Nhà phố 2 tầng 1 tum tiết kiệm chi phí
Gia đình tôi sinh có một mảnh đất 5m x 20m, hướng Tây. Mong quý KTS tư vấn giúp tôi thiết kế xây dựng nhà như thế nào vừa tiện lợi mà lại chi phí thấp với yêu cầu có 1 phòng khách + 4 phòng ngủ + 1 phòng bếp.
Với yêu cầu khá đơn giản như trên thì diện tích 5x20m2 rất thoải mái trong việc bố trí hài hoà và hợp lý. KTS gợi ý thêm một vài khu vực chức năng khác không có trong yêu cầu nhằm tận dụng triệt để diện tích vào việc sử dụng có thể sau này gia đình cần dùng đến hoặc mở ra một không gian thư giãn lý tưởng với sân vườn tạo cảnh quan thiên nhiên tươi mát, sinh động.
Tầng 1 có thể thiết kế một gara xe sử dụng mái che dạng nhẹ như tấm lợp xuyên sáng hoặc mái kính giúp lấy ánh sáng và thông thoáng khí. Lối vào cửa chính được đặt một bên, cửa vào nhà lùi vào 3m so với diện tích xây dựng, tiếp theo là không gian phòng khách. Khu vực bếp ăn được bố trí liền kề phòng ngủ và vệ sinh dưới gầm cầu thang phục vụ cho sinh hoạt cần thiết.
bao gồm 2 phòng ngủ, các phòng đều có 1 vệ sinh riêng, cửa sổ mở giúp thông thoáng không khí trong phòng.
Bố trí thêm phòng sinh hoạt chung rộng kết hợp với thang và sảnh tạo sự thoải mái, là nơi sum họp, thư giãn của gia đình.
Tầng tum bao gồm một phòng ngủ và một toilet có thể là nơi giặt giũ phía sau, khu vực trước là khoảng sân rộng rãi là nơi phơi đồ hoặc để chậu cảnh cho không gian gần gũi với thiên nhiên, hưởng thụ chất lượng cuộc sống.
Yêu cầu 3: Nhà ống 5 tầng kết hợp nhiều chức năng sinh hoạt
Gia đình tôi có mảnh đất diện tích 5x20m, một mặt tiền. Dự tính thiết kế nhà 5 tầng như sau: Tầng 1 gara xe, phòng bếp. Tầng 2 là phòng khách và sinh hoạt chung. Tầng 3 một phòng ngủ, một phòng làm việc. Tầng 4 phòng ngủ con trai, con gái. Tầng 5 phòng thờ, phòng tập thể dục, sân phơi.
Nhu cầu sử dụng của gia đình như trên là khá lớn bao gồm nhiều khu vực chức năng khác nhau nhưng gói gọn trong diện tích 100m2. Cách bố trí của KTS như sau:
Tầng 1 thiết kế gara và bếp ăn, vệ sinh bố trí dưới gầm cầu thang. Giữa gara và phòng bếp bố trí khu tiểu cảnh khô nhỏ tạo vẻ đẹp cho toàn bộ không gian. Phòng bếp mở ra sân sau (1 – 2m). Việc bố trí tầng một như vậy sẽ tạo cho bếp ăn thông thoáng, không khí trong lành vào nhà.
Tầng 2 bố trí phòng khách với một khoảng ban công nhỏ, sử dụng cửa kính tạo vẻ đẹp hiện đại và góc nhìn rộng ra khoảng không bên ngoài. Nội thất phòng khách tầng 2 nên đơn giản, gọn gàng và tinh tế. Phòng sinh hoạt chung rộng kết hợp với thang và sảnh tạo sự thoải mái, là nơi sum họp, thư giãn của gia đình.
Tầng 3 dành cho phòng ngủ của vợ chồng, vệ sinh riêng tiện nghi, hiện đại. Phòng làm việc bên cạnh là nơi yên tĩnh dành cho công việc cần sự tập trung cao độ, có thể kết hợp phòng làm việc và thư viện sách để tiện cho việc nghiên cứu, tham khảo.
Trên đây chỉ là 3 yêu cầu phổ biến đối với dạng kiến trúc nhà ống. Mỗi ngôi nhà là một không gian, phong cách sống khác nhau, tuy nhiên điểm chung là chúng đáp ứng được tối đa những mong muốn của gia chủ và tạo không khí thoải mái, đầm ấm cho gia đình.
THAM KHẢO THÊM:
Những kiêng kỵ khi bố trí cầu thang
Tuy nhiên nếu nó không hợp phong thủy thì dòng năng lượng đó sẽ lan truyền các loại bệnh tật, mất mát tài sản và vận rủi cho gia đình.
Các nguyên tắc chung khi thiết kế cầu thang:
– Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
– Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban đêm dễ dàng hơn.
– Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
– Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”.
– Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
– Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình.
– Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà. Trong trung cung lại chia làm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất.
Phần giữa của Trung cung gọi là biệt cung, đặc biệt cấm kỵ đặt bậc cầu thang ở đây.
– Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
– Tránh đặt cầu thang xoắn ốc vì đây là một điềm gở. Càng nguy hại hơn khi cầu thang đó đặt giữa nhà. Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột. Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà.
– Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy.
– Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì Trung cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc.
– Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
– Lưu ý hành lang, bậc thang nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí. Cầu thang cũng không được đâm thẳng vào bếp hoặc cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào.Đồng thời, cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang
– Cầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ở trong căn nhà và đi từ hướng tốt đi lên. Như vậy sẽ bảo đảm được các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà.
– Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh
– Trong Phong Thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn. Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 – 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác.
Trường hợp này phải khắc phục bằng cách trải thảm nối các bậc và các vị trí cầu thang lại. Trong trường hợp nhà không vượng khí, đủ để dẫn lên các tầng trên qua cầu thang, thì nên có đèn chiếu sáng, để tăng cường sinh khí.
Biện pháp tốt cho phong thủy cầu thang:
– Đặt một chiếc đèn chùm phía trên cầu thang.
– Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau.
– Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
– Đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên trên và khuyến khích năng lượng tốt lên trên.
Phong thủy cầu thangMẫu trang trí cầu thang đẹpTận dụng không gian cầu thang hiệu quả nhất
Trang trí cầu thằng giấy dán tườngCầu thang cho nhà diện tích nhỏCầu thang ấn tượng cho ngôi nhà của bạnTạo điểm nhấn cho cầu thang để nhà bạn luôn sinh độngTrang trí tủ dưới gầm cầu thang tận dụng không gian cho nhà nhỏ hẹp
Thiết kế và trang trí cầu thang hẹp
(ST)
ME.PHUNUNET.COM