Home / Công ty nội thất / Ai đứng sau thiết kế nội thất cho Hilton Opera, JW Marriott, Sheraton,… tại Việt Nam?

Ai đứng sau thiết kế nội thất cho Hilton Opera, JW Marriott, Sheraton,… tại Việt Nam?

cac-cong-ty-noi-that-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-aa-1-1448357202792-crop-1448382497766

Khách sạn JW Marriott Hà Nội.

Lý thuyết về chiến lược cạnh tranh có 3 chiến lược chính gồm: Dẫn đầu về chi phí, Khác biệt hóa, Chiến lược tập trung. Trong 3 loại hình này, việc lựa chọn tấn công vào thị trường ngách là một loại đặc biệt của chiến lược tập trung. Không ít doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng gặt hái thành công lớn nhờ chiến lược đi vào thị trường ngách.

CafeBiz xin giới thiệu series bài viết về “Những doanh nghiệp thành công nhờ thị trường ngách”. Series sẽ đăng tải thường kỳ vào thứ Tư hàng tuần.

Khi nhắc các doanh nghiệp Việt thành công khi “đem chuông đi đánh xứ người”, những cái tên quen thuộc dễ dàng được xướng lên như Vinamilk, Viettel, FPT, Hoàng Anh Gia Lai,… Nhưng ít người biết đến một doanh nghiệp Việt đến từ ngành thiết kế nội thất- ngành không phải lợi thế của Việt Nam lại được nhiều đối tác lớn từ khách sạn, resort 5 sao trên thế giới chọn mặt gửi vàng. Đó chính là công ty nội thất AA.

Xem kỳ trước:

Kiến trúc sư nhạy bén kinh doanh

Người sáng lập nên công ty AA là ông Nguyễn Quốc Khanh, một kiến trúc sư sinh năm 1959 tại Đà Lạt. Mặc dù điều hành công ty được cho là đứng đầu ngành thiết kế nội thất Việt Nam nhưng ông Khanh không muốn người khác nhìn mình là người kinh doanh mà là một nghệ sĩ.

“Nếu là nhà kinh doanh, thì cái gì họ cũng tính toán thiệt hại, không muốn rủi ro lớn. Tôi không tính hết, sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì đam mê”, ông Khanh từng chia sẻ với một tạp chí lớn.

Đam mê mà ông theo đuổi chính là thiết kế. Nuôi giấc mơ thiết kế và xây nên những tòa nhà văn phòng, khách sạn đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, ông Khanh cùng 2 người bạn học lập nên AA vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên sau chuyến xuất ngoại sang Singapore được chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời ở đây, ông biết AA không thể cạnh tranh nổi nên quyết định tập trung sang thiết kế nội thất.

Cơ duyên đầu tiên đến với ông Khanh và AA là khi ông Pierre Zerdoun, lúc đó là chủ ngân hàng Crédit Lyonnais của Pháp muốn tìm một kiến trúc sư để cải tạo văn phòng làm việc và yêu cầu phải biết tiếng Pháp.

Vốn biết tiếng Pháp và tinh thần ham học hỏi, ông Khanh tạo ấn tượng tốt với vị chủ ngân hàng và từ đó là bước đệm để ông nhận hợp đồng thiết kế với các công ty nước ngoài sau đó. Thời điểm AA ra đời cũng là lúc đất nước mở cửa, nhu cầu sửa chữa tân trang các biệt thự thành nhà ở, văn phòng của các nhà đầu tư nước ngoài khiến công ty của ông Khanh sớm hái ra tiền.

cac-cong-ty-noi-that-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-ai-dung-sau-thiet-ke-noi-that-cho-hilton-opera-w-marriott-sheraton-tai-viet-nam

Ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch AA Corporation.

Đối tác thiết kế nội thất cho hàng loạt đại gia 5 sao

Từ khởi đầu sửa chữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, cơ hội đầu tiên để AA bước chân vào thị trường ngách thiết kế nội thất cho khách sạn 5 sao là vào năm 1994 với dự án lớn cải tạo hai khách sạn Dalat Palace và Novotel Dalat.

Ba nhà sáng lập công ty AA quyết định chấp nhận rủi ro, thuê quản lý dự án chuyên nghiệp để thực hiện dự án. Thời điểm này chưa có công ty Việt Nam nào làm được và AA gây được tiếng vang lớn khi thành công.

Sau dự án cải tạo trên, trải qua hơn 20 năm phát triển, AA trở thành đối tác cho hàng loạt khách sạn, resort 5 sao tại Việt Nam từ JW Marriott, Hilton Opera, Movenpick , Pullman, Sofitel, Sheraton, Nam Hải Resort ,…

Ngoài thiết kế nội thất cho khách sạn, resort cao cấp, AA còn là lựa chọn của những thương hiệu thời trang cao cấp như Cartier, Channel, Christian Louboutin, Dolce & Gabbana cho đến Coca Cola, Colgate Palmolive, đại sứ quán Singapore tại Việt Nam.

Không chỉ ghi dấu ấn trong nước, AA còn tham gia thiết kế nội thất cho các thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Singapore với dự án Claridge’s of London, khách sạn Dukes, khách sạn Sheraton Heathrow, Landmark London, Hilton Garden Inn Palm Beach, Hilton Garden Inn Times Square, Kansas city Marriott Downtown,…

Tuy nhiên đến sau năm 2008, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu xây dựng khách sạn tại châu Á Thái Bình Dương (trừ Ấn Độ, Trung Quốc), châu Âu, Mỹ giảm 25% so với đỉnh điểm.

Trước tình hình trên, ông Khanh khôn khéo hướng công ty tập trung vào thị trường ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái như châu Á, Trung Đông với dự án khách sạn Fairmont, tòa nhà Zam Zam tại Saudi Arabia hay khách sạn Hilton Colombo tại Sri Lanka. Chiến thuật này đã tỏ ra có hiệu quả.

Theo chia sẻ ông Nguyễn Quốc Khanh, tăng trưởng trung bình của AA trong 3 năm 2011-2014 đạt khoảng 28%. Tăng trưởng xuất khẩu 3 năm này của AA có năm đạt ở mức 100%. Năm 2013, doanh thu của AA đạt 1.700 tỷ đồng với tỉ lệ nội địa và xuất khẩu của AA lần lượt là 60% và 40%.

Năm 2011-2012, một quyết định được cho là nhanh nhạy tiếp của ông Khanh là chuyển hướng sang Myanmar và Bhutan. Đây là hai thị trường có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam thời kỳ mở cửa với nhu cầu xây dựng, phát triển khách sạn, khu nghĩ dưỡng đang bùng nổ.

AA Interior Myanmar được thành lập năm 2012 nhằm đón đầu xu hướng này. AA còn lập xưởng sản xuất tại Myanmar và Bhutan nhằm giảm chi phí sản xuất. Tại Myanmar, AA làm nội thất gỗ cho khách sạn Novotel Yangon Max, Shangri-La Serviced Apartments, M Gallery Nay Pyi Daw và khách sạn Le Meridien (Thimphu) tại Bhutan.

cac-cong-ty-noi-that-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-ai-dung-sau-thiet-ke-noi-that-cho-hilton-opera-w-marriott-sheraton-tai-viet-nam

Dự án khách sạn Novotel Yangon Max tại Myanmar.

Không chỉ hoạt động thiết kế, thi công nội thất, AA còn gia nhập thị trường bán lẻ nội thất gỗ với việc cho ra đời thương hiệu Nhà Xinh năm 1999. Ngoài Nhà Xinh, AA còn sở hữu các thương hiệu nội thất khác như bellavita, BoConcept, calligaris, cara, lazboy, sia.

Ông Khanh từng tự tin khẳng định các đối các công ty phương Tây hoạt động thi công nội thất cũng rất quan tâm đến Myanmar nhưng không đủ sức cạnh tranh với AA. Sở dĩ AA thành công được là nhờ 2 yếu tố thuận lợi. Năm 2014 xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt 6 tỷ USD, đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 tại châu Á. Đây là yếu tố hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của AA.

Bên cạnh yếu tố ngành, AA còn có được lợi thế cạnh tranh nhờ vào kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển trong thị trường ngách này, nhà xưởng có quy mô lớn với 80.000 m2 tại Long An và giá thành cạnh tranh nhờ giá nhân công rẻ.

Kim Thủy

Theo Trí Thức Trẻ

CAFEBIZ.VN

Check Also

cong-ty-tnhh-san-xuat-va-thuong-mai-binh-phu-30000002000542826-wh-1

Đặt phòng khách sạn Tỉnh Bình Dương giá rẻ, giá thấp nhất

Cách Sài Gòn chỉ hơn 70km, du lịch Bình Dương được cư dân thành phố …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *