Home / Công ty xây dựng / 3 loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam – Đại Lý Thuế TPM

3 loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam – Đại Lý Thuế TPM

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty nhưng không biết thành lập loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình kinh doanh cũng như mong muốn của bạn, hãy cùng Đại Lý Thuế TPM tìm hiểu qua 3 loại hình doanh nghiệp đang được đăng ký nhiều nhất tại Việt Nam nhé!

1. Doanh Nghiệp Tư Nhân:

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem doanh nghiệp tư nhân là gì và phân tích ưu và nhược điểm của loại hình này ngay sau đây.

cac-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-o-viet-nam-doanh-nghiep-tu-nhan

* Doanh nghiệp tư nhân là gì?

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

– Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.

* Ưu điểm:

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

* Nhược điểm:

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

– Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là TNHH) có 2 loại hình đó là : công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Sau đây TPM sẽ cùng bạn tìm hiểu qua khái niệm công ty TNHH và phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình này như thế nào.

cac-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-o-viet-nam-cong-ty-tnhh

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

2.1 Công ty TNHH 1 thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

*Ưu điểm:

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đây là ưu điểm hơn hẳn nếu sơ sánh với doanh nghiệp tư nhân;

*Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.

Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2.2 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

*Ưu điểm:

– Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

– Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

*Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.

3. Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

cac-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-o-viet-nam-cong-ty-co-phan

*Ưu điểm:

– Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.

– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

– Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn → khả năng huy động vốn rất cao.

– Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

*Nhược điểm:

– Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

TPM

Check Also

thiet-ke-phong-khach-dep-co-cau-thang-khuyEn-mAi-2017-1-

Giá xây nhà trọn gói 2018 – BẢO HÀNH 10 NĂM

– Đối với người Việt Nam, xây dựng nhà ở dân dụng là một việc …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *