Với ưu điểm là diện tích xây dựng rộng rãi, dễ thiết kế, những mẫu nhà 2 tầng nông thôn hiện nay cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn gồm các loại như nhà mái thái, mái lệch, biệt thự,…
Không chỉ ở các đô thị, mà ở vùng nông thôn, nhà 2 tầng cũng được thi công nhiều bởi có diện tích xây dựng rộng rãi, dễ thiết kế và thi công, với ưu điểm hiện đại nhưng vẫn nhẹ nhàng, tinh tế. Với chi phí từ vài trăm triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể thiết kế và xây dựng nhà 2 tầng tại nông thôn cho gia đình sinh hoạt thoải mái.
1. Các mẫu nhà 2 tầng nông thôn đẹp
1.1. Nhà 2 tầng chữ L
Nhà 2 tầng chữ L có khoảng sân rộng, chính là diện tích đất trong lòng chữ L. Kiểu nhà này có thể dễ dàng bố trí các không gian.
1.2. Nhà hình vuông 2 tầng
Những mẫu biệt thự nhà vuông phù hợp với những nhà có diện tích đất xây dựng rộng rãi.
Nhà vuông mái thái ở nông thôn có nhiều ưu điểm như dễ dàng bố trí không gian sinh hoạt, mái thái chống thấm, chống nóng hiệu quả,…
1.3. Nhà nông thôn 2 tầng 1 tum
Không chỉ ở thành phố, mẫu nhà 2 tầng nông thôn có 1 tum cũng được lựa chọn xây dựng khá phổ biến.
Việc thiết kế thêm 1 tum vừa giúp tăng thêm không gian sử dụng (có thể làm chỗ trồng rau, phơi quần áo) mà lại tiết kiệm chi phí hơn.
1.4. Nhà 2 tầng 3 phòng ngủ
Mẫu nhà 2 tầng 3 phòng ngủ mái thái ở nông thôn. Kiểu nhà này có thể ở được đông người mà không gian sinh hoạt vẫn thoải mái, tiết kiệm chi phí xây dựng.
1.5. Nhà 2 tầng mái thái
Hầu hết các kiểu nhà tầng hiện nay đều sử dụng mái thái vì độ tiện ích và vẻ đẹp mà nó mang lại.
1.6. Nhà 2 tầng mái lệch
Nhà mái lệch độc đáo gần đây khá “hot”, tuy nhiên chi phí xây dựng có cao hơn một chút.
2. Ưu, nhược điểm khi xây dựng nhà 2 tầng ở nông thôn
Bất kỳ loại nhà hay kiến trúc nhà ở nào cũng có những ưu điểm, kèm theo nhược điểm cần khắc phục, mẫu nhà 2 tầng nông thôn cũng vậy. Đối với kiểu nhà này có những ưu điểm như sau:
– Kiến trúc 2 tầng đẹp, hiện đại, không bao giờ sợ “lỗi mốt”.
– Có nhiều phong cách kiến trúc, thiết kế đa dạng để bạn lựa chọn tùy thuộc vào diện tích xây dựng, kinh phí và sở thích của người ở.
– Có thể bố trí các khu tĩnh, động, các phòng riêng biệt tại những khu vực khác nhau ở cả 2 tầng. Ví dụ phòng ngủ cách xa phòng khách nên tạo được sự yên tĩnh, phòng bếp, nhà vệ sinh bố trí ở tầng 1, trong khi phòng thờ trang trọng được bố trí ở vị trí cao nhất trên tầng 2, tránh xa mùi nấu bếp, ô uế.
Tuy nhiên, khi xây dựng các mẫu nhà 2 tầng ở nông thôn, bạn cũng không thể tránh khỏi một số nhược điểm nho nhỏ:
– Do diện tích sinh hoạt được phân bố ở các tầng khác nhau nên trong nhà cần bố trí cầu thang liên kết giữa các tầng, nếu không thiết kế hợp lý có thể khiến cầu thang chiếm nhiều diện tích sinh hoạt trong nhà.
– Thiết kế 2 tầng không quá phù hợp với nhà có nhiều trẻ nhỏ và người già tuổi cao sức yếu, khó khăn trong việc lên xuống cầu thang.
3. Hướng dẫn dự toán kinh phí xây nhà
Một điều khá quan trọng và cần quan tâm nhất khi xây dựng nhà 2 tầng ở nông thôn là kinh phí thiết kế và thi công nhà. Để tính được chính xác chi phí xây dựng thì chắc chắn là điều rất khó, tuy nhiên, có 2 cách đơn giản để bạn dự toán tương đối kinh phí để chuẩn bị tài chính trước khi xây dựng nhà.
Với 300-500 triệu bạn có thể thiết kế và xây dựng nhà 2 tầng ở nông thôn, tùy theo diện tích và sở thích.
3.1. Dự toán kinh phí xây dựng theo diện tích nhà
Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch chi phí xây dựng cụ thể cho mẫu nhà 2 tầng nông thôn mà mình lựa chọn dựa trên tổng diện tích nhà mà bạn dự tính sẽ xây dựng. Đây là cách đơn giản nhất dưa trên giá thành xây dựng theo từng m2 nhà nên chắc chắn sẽ có sự sai lệch giữa các công trình khác nhau nhưng có thể chấp nhận được vì không quá nhiều.
Theo đó, bạn sẽ tính chi phí về nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng và công thợ theo từng m2 rồi nhân lên với cả diện tích nhà.
3.2. Chi phí xây nhà theo dự toán chi tiết
Với cách làm này, bạn có thể dự tính được chính xác hơn số tiền mà mình cần bỏ ra để xây kiểu nhà 2 tầng tại nông thôn này.
Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, camera bảo vệ (nếu cần),…
Dựa theo đó và tư vấn từ những người có chuyên môn, bạn có thể dự toán chi tiết của căn nhà với các bảng chi phí sau:
– Bảng tiên lượng dự toán: Dự toán tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: Trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột, phần móng,…
– Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các loại nguyên vật liệu sẽ được sử dụng như xi măng, gạch, sắt thép, bê tông,…
– Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Chi phí cụ thể cho phần vật liệu, thiết bị, công thợ và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao.
Tất nhiên, ngoài những dự toán trên, trong quá trình thi công có thể phát sinh thêm các khoản khác bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính.
EVA.VN