Home / Công ty thiết kế nhà / Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư

Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư

Thông thường, quá trình làm việc với kiến trúc sư diễn ra khi bạn đã hoàn toàn ưng ý về đơn vị thiết kế cũng như cách làm việc của họ. Thứ bạn cần đó là kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư như thế nào để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Bạn phải hiểu rõ là mình muốn sống trong một căn nhà như thế nào và phải truyền đạt cho kiến trúc sư tất cả những ý tưởng của bạn. Bạn càng hiểu về những yêu cầu của mình thì ngôi nhà sau này của bạn càng tiện nghi, những kinh nghiệm của bạn sẽ là tiền đề để làm việc với kiến trúc sư một cách hiệu quả, giúp họ thấy rằng họ cần phải có những trách nhiệm với chủ đầu tư như thế nào.

Nhiệm vụ của một kiến trúc sư là sáng tạo ra không gian sống thẩm mỹ và phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư nên việc trao đổi ý tưởng với kiến trúc sư sẽ là tiền đề để tạo ra không gian theo sở thích của chính bạn.

1. Đưa ra yêu cầu thiết kế với kiến trúc sư

– Trình bày với kiến trúc sư về ý tưởng phác thảo ngôi nhà của bạn, yêu cầu về nhu cầu sử dụng của các tầng, phong cách thẩm mỹ bạn muốn hướng tới cho ngôi nhà của mình

– Trình bày về kích thước diện tích của ngôi nhà mà bạn muốn thiết kế

– Trao đổi về nhu cầu sử dụng của ngôi nhà, số tầng dự kiến xây dựng

– Hướng của ngôi nhà

– Chi phí đầu tư xây dựng

– Thời gian khởi công, thời gian thi công mong muốn

– Tìm kiếm phác thảo, đề đạt và trao đổi những thiết kế và hình mẫu của ngôi nhà xem nó có phù hợp với phong thủy hay vận mệnh gia chủ hay không

– Trình bày các ý kiến băn khoăn bạn chưa hiểu rõ với kiến trúc sư

– Sau khi trình bày ý tưởng, bạn nên lắng nghe lời khuyên của các kiến trúc sư để đưa ra các phương án phù hợp về độ thẩm mỹ cũng như tính chất an toàn của công trình

Lưu ý:

– Thực tế thì bạn không thể nào hình dung và trình bày đầy đủ, rõ ràng về yêu cầu của bạn cho ngôi nhà của mình. Các yêu cầu thiết kế cần được bổ sung và trao đổi trong quá trình thiết kế

– Bạn nên tìm hiểu về những thuật ngữ xây dựng để có thể đọc hiểu bản vẽ và giao tiếp với kiến trúc sư

can-tim-kien-truc-su-thiet-ke-nha-85557358

2. Khảo sát hiện trạng khu đất

Sau khi trao đổi về những yêu cầu của bạn về bản thiết kế, công việc tiếp theo các kiến trúc sư sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng khu đất để phục vụ cho quá trình thiết kế.

– Khảo sát về hình dáng và kích thước của khu đất

– Kiểm tra các mối liên hệ với các công trình xung quanh đảm bảo về yêu cầu trong thi công cũng như yếu tố thẩm mỹ chung

– Sơ bộ đặc tính của đất.

– Đối với các khu đất đơn giản cho việc đo vẽ, các kiến trúc sư sẽ giúp bạn đo vẽ hiện trạng, Trong trường hợp phức tạp, bạn cần thuê một đơn vị khảo sát chuyên nghiệp để đo vẽ bản đồ hiện trạng

can-tim-kien-truc-su-thiet-ke-nha-so-do-ban-ve-mat-bang-xay-dung-nha-o

3. Thiết kế phương án sơ bộ

– Đây là một giai đoạn tương đối quan trọng, bạn và kiến trúc sư sẽ cùng nhau thống nhất và đề ra những phương án chủ đạo cho việc thiết kế ngôi nhà của bạn

– Xem xét kĩ lưỡng các đề xuất của kiến trúc sư

– Đề đạt các vấn đề bạn thấy chưa hợp lý so với yêu cầu cho kiến trúc sư, lắng nghe kiến trúc sư giải thích cặn kẽ các phương án thiết kế.

– Định hình phong cách cho ngôi nhà

Lưu ý:

– Công việc thiết kế ngôi nhà hoàn chỉnh bao gồm 2 phần: thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Kiến trúc sư sẽ là người định hình phong cách ngôi nhà của bạn và giúp bạn có phương án chọn đồ nội thất phù hợp

– Hồ sơ thiết kế phương án sơ bộ bao gồm phối cảnh và mặt bằng

can-tim-kien-truc-su-thiet-ke-nha-1-zr-wjswqb467sutacgdehw

4. Thiết kế xin phép xây dựng

Hồ sơ xin phép xây dựng được triển khai sau khi hai bên thống nhất phương án và ký kết hợp đồng. Hồ sơ xin phép xây dựng được nộp cho cơ quan quản lý xây dựng địa phương cùng các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu để xin cấp phép xây dựng.

Lưu ý:

– Thời gian cấp phép xây dựng trong khoảng 15 – 30 ngày

– Thẩn quyền cấp phép xây dựng thuộc về các bộ ban nghành có liên quan.

– Công ty thiết kế phải có pháp nhân và đăng ký kinh doanh, cá nhân kiến trúc sư phải có chứng chỉ hành nghề.

can-tim-kien-truc-su-thiet-ke-nha-nhung-trang-tro-khi-tinh-gia-xay-dung-2-

5. Thiết kế bản vẽ thi công

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm các bản vẽ và dự toán thi công xây dựng là kết quả cuối cùng của quá trình thiết kế.

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công để đảm bảo thi công theo đúng thiết kế và lập được dự toán thi công xây dựng.

– Tránh các trường hợp thay đổi bản vẽ trong quá trình thi công, rất mất thời gian của cả hai bên chủ đầu tư và bên thiết kế.

– Hồ sơ thiết kế bao gồm:

  • Toàn bộ bản vẽ mặt bằng các tầng
  • Toàn bộ bản vẽ mặt cắt, mặt đứng của ngôi nhà
  • Các bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc
  • Các bản vẽ tính toán kết cấu chịu lực của công trình
  • Các bản vẽ hệ thống kỹ thuật của công trình
  • Dự toán thi công xây dựng
  • Bản vẽ minh họa, mô hình bản vẽ 3D công trình xây dựng (nếu có)

can-tim-kien-truc-su-thiet-ke-nha-kinh-nghiem-thue-thiet-ke-nha-o-lam-viec-voi-kien-truc-su1

Sưu tầm: J.Sach – KSXD

===========================

Các bài viết khác:

Ý kiến của bạn

Bạn cần thầu thiết kế, thi công, vật liệu, thiết bị? Rất đơn giản, Bạn chỉ việc đăng trên XayDungSo. Chỉ trong vài kích chuột, Xaydungso đã gửi dự án của bạn tới hàng ngàn công ty, tổ đội sẵn sàng báo giá, tư vấn. Bạn chỉ việc lựa chọn nhà thầu phù hợp và ký hợp đồng. KHÔNG MẤT PHÍ MÀ LẠI ĐƯỢC VIỆC. 100% chủ đầu tư đã tìm được nhà thầu. Đừng bỏ lỡ cơ hội được các nhà thầu Chất lượng báo giá cạnh tranh.

Xây Dựng Số – Một sản phẩm uy tín của giảng viên trường Đại học Xây Dựng

NHẬN THẦU – ĐẤU THẦU XÂY LẮP THEO CMCN 4.0

XAYDUNGSO.VN

Check Also

thue-kien-truc-su-o-ha-noi-hoangthuchao

KTS Hoàng Thúc Hào: Không làm thuê, vì làm thuê khó tâm huyết

Sau gần hai mươi năm làm nghề, sở hữu rất nhiều giải thưởng, luôn bận …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *