Home / Công ty nội thất / Nguyen Vu Furniture – Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam – Bài toán cạnh tranh với Malaysia

Nguyen Vu Furniture – Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam – Bài toán cạnh tranh với Malaysia

Trong những năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã trở thành một trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Từ vị trí mờ nhạt ban đầu, hiện nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong các nước ASEAN. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể vượt qua Malaysia – nước xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ hàng đầu khu vực.

cac-cong-ty-xuat-khau-go-hang-dau-viet-nam-btvnews-2-5888419391

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Không cần chối cãi, Malaysia là “đại gia” lớn nhất trong ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại khu vực Đông Nam Á. Ngành công nghiệp này hiện đang sử dụng hơn 300.000 lao động tại 1202 nhà máy, đóng góp thường xuyên hàng năm khoảng 7 tỷ USD cho nên kinh tế Malaysia. Liên tục dẫn đầu với những con số ấn tượng, gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaysia, cùng với đồ điện tử, dầu thô, gas hóa lỏng và các sản phẩm dầu mỏ. Năm 2010, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Malaysia đạt kim ngạch khoảng 8 tỷ USD, trong khi đó, năm 2009 là 6.9 tỷ USD, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ hai về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ 10 thế giới. Chỉ trong tháng 6 năm 2010, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Malaysia đạt 600 triệu USD (chiếm 3,2% tổng giá trị hàng xuất khẩu). Kim ngạch xuất khẩu gỗ 7 tháng đầu năm của Malaysia đạt 4,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ năm 2010 của Malaysia sẽ đạt 7.42 tỷ USD nhờ vào những tín hiệu khả quan.

Nếu như Malaysia vẫn giữ vững được phong độ ổn định trên thị trường gỗ thế giới thì Việt Nam chính là “chú ngựa ô” đầy thách thức trong những năm gần đây. Thống kê đến nay cho thấy, ngành chế biến gỗ Việt Nam có khoảng 2600 doanh nghiệp với 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ mới chỉ là 219 triệu USD thì đến 2006, con số đã tăng lên gần 10 lần – 1,93 tỷ USD. Đến cuối tháng 3/2008, Việt Nam có 151 nhà máy được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC, trong khi Indonesia có 59 và Malaysia là 66 nhà máy. Hiện sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung ở 4 thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong mười tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2 tỷ 760 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này đã làm tăng lạc quan về việc chúng ta sẽ vượt qua chỉ tiêu 3 tỷ USD dự kiến cho xuất khẩu gỗ năm 2010. Tất cả những con số ấn tượng này đã giúp Việt Nam vượt lên Thái Lan và Indonesia, trở thành quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lớn thứ hai Đông Nam Á.

cac-cong-ty-xuat-khau-go-hang-dau-viet-nam-kualalumpurmalaysia-636200

Khó người, khó ta

Sự tăng trưởng đã được nhìn nhận rõ nhưng vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của cả Việt Nam và Malaysia. Sự tăng giảm không đều về giá trị xuất khẩu báo hiệu những khó khăn cho “đại gia” Malaysia. Trong 3 năm gần đây, Mỹ không còn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp gỗ nước này. Một phần bởi cuộc Đại suy thoái đã kéo lùi sức mua của người tiêu dùng, thêm đó, những khắt khe mới trong chính sách và đạo luật nhập khẩu đã kìm hãm những chuyến tàu gỗ xuất khẩu của Malaysia đến thị trường tiêu thụ số 1 này. Sự suy giảm sức tiêu thụ không chỉ diễn ra ở thị trường Mỹ mà còn cả với EU, Malaysia hiện cũng gặp rất nhiều thách thức. Chương trình hành động FLEGT (Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại) được ủy ban EU đưa ra vào năm 2003 đã gây lao đao cho nhiều doanh nghiệp Malaysia, liên quan đến chính sách kiểm duyệt nguồn gốc gỗ nhập khẩu. Malaysia dường như gặp khó khăn ở tất cả các thị trường trọng điểm của mình, khi mới đây Hàn Quốc lại tiếp tục dồn thêm sức ép bằng việc đưa ra việc áp đặt lệnh chống bán phá giá đối với gỗ dán của Malaysia sau khi nhận được đơn khởi kiện từ Hiệp hội Gỗ dán Hàn Quốc cho rằng những nhà sản xuất gỗ dán của Malaysia đã bán sản phẩm của họ dưới chi phí sản xuất và điều đó làm ảnh hưởng tới những nhà sản xuất gỗ dán ở nước này.

cac-cong-ty-xuat-khau-go-hang-dau-viet-nam-jmx1313429233

Tình hình khôngmấy khả quan với ngành chế biến gỗ Việt Nam. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giảm, trong khi đó, mức tăng giá trị xuất khẩu trong 3 năm gần đây tương đối chậm. Mặt khác, cũng giống với các doanh nghiệp Malaysia, không ít các công ty Việt Nam trở nên lúng túng trước đạo luật LACEY sửa đổi của Mỹ và chương trình hành động FLEGT của EU. Không chỉ đối mặt với những thách thức đến từ bên ngoài, xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những áp lực nội địa. Đầu tiên là nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Không chỉ thế mà bản thân các doanh nghiệp trong nước còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Thị trường thu hẹp, khan hiếm đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp thẳng tay chèn ép nhau khi có cơ hội. Đơn giá sản phẩm giảm còn một nửa giá trị ban đầu đối tác đưa ra, rồi đẩy giá mua nguyên vật liệu lên cao gấp rưỡi, gấp đôi bình thường…

Đi tìm miền đất hứa

Để góp phần giải quyết khó khăn, trong một động thái mới đây, Hiệp hội gỗ Malaysia đã tổ chức “Hội chợ gỗ toàn cầu” vào trung tuần tháng 10 vừa qua, dành riêng để trao đổi về thương mại gỗ, một sự kiện một sự kiện có ý nghĩa quan trọng lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Malaysia hiện đang hướng đến những thị trường mới như Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Uzbekistan, Balan và Ấn Độ với hy vọng nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lên 19 tỷ USD vào năm 2020.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng không ngừng tìm kiếm các giải pháp khắc phục khó khăn và tăng cường phát triển. Ngoài các thị trường truyền thống trọng điểm, chúng ta đang hướng tới 3 khu vực tiềm năng là Nga, Ấn Độ và Trung Đông. Nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ ở những thị trường này là rất lớn, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến gỗ tại các nước này không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, bên cạnh đó, đây là những thị trường không quá khắt khe về mẫu mã, chuẩn mực hàng hóa. Ngoài ra, Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ. Đến nay, cả nước đã trồng mới được hơn 2,5 triệu ha rừng. Theo như nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển nhận định, xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ có thể “vượt vũ môn” khi giải quyết được năm vấn đề : nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất chế biến; nguồn nhân lực; công nghệ chế biến; thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu; hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư.

Cơ hội và thách thức đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia. Liệu người thắng cuộc sẽ là Malaysia, nơi sức mạnh truyền thống được kết hợp nhuần nhuyễn với sự nhanh nhẹn của thời đại mới, hay Việt Nam, “chú ngựa ô” đang hướng mình đến những mục tiêu mới, những thay đổi mới?

(Theo báo Công Thương)

<< Quay lại

VICTORWOODVN.COM

Check Also

cong-ty-tnhh-san-xuat-va-thuong-mai-binh-phu-30000002000542826-wh-1

Đặt phòng khách sạn Tỉnh Bình Dương giá rẻ, giá thấp nhất

Cách Sài Gòn chỉ hơn 70km, du lịch Bình Dương được cư dân thành phố …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *