Móng nhà là phần rất quan trọng vì nó quyết định cho sự vững chắt của ngôi nhà của bạn. Vì vậy Công ty xây dựng Nguyên xin chia sẽ với quý đọc giả về những loại Móng nhà trong xây dựng.
1.Ý nghĩa của móng nhà
Trong xây dựng, Móng nhà các loại là bộ phận dưới nằm dưới cùng của nhà để truyền toàn bộ tải trọng (trọng lượng) của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà.
Chiều cao các loại móng nhà trong xây dựng tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm đế móng (chân móng), thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2 nhưng phải cao hơn mặt đất tự nhiên. Chiều rộng đỉnh móng thường rộng hơn các bộ phận bên trên (tường, cột), tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng nhà các loại trong xây dựng.
2. Những loại móng nhà trong xây dựng.
Theo chiều sâu đặt móng nhà trong xây dựng có các loại móng nông và móng sâu. Móng nông xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại. Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên.
Theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có các loại: móng đơn, móng băng và móng bè.
a. Móng đơn:
là móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.
b. Móng băng
là(móng liên tục) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, hoặc dưới tường thì phải dùng móng băng. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn, tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà. Chú ý là, nến cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Khi móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn. Bạn nên thay bằng móng băng mềm sẽ giảm được chiều sâu đặt móng.
Khi chiều sâu đặt móng bị hạn chế hoặc nhà cần có móng ổn định, hoặc móng cần có cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết các trường hợp nhà làm khung bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép móng.
Khi nhà có tầng hầm thì móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng ≥0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
Khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp về kết cấu cho công trình.
Chúng tôi vừa chia sẽ những loại móng nhà trong xây dựng. Hy vọng sẽ giúp dc giả chủ 1 phần kiến thức khi xây dựng ngôi nhà. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
Bài Viết Liên Quan
CÔNG TY XÂY DỰNG NGUYÊN